Sales Admin là gì? Phân biệt Sales Admin và Sales

Nếu bạn có kỹ năng kinh doanh bên cạnh Bán hàng, bạn có thể cân nhắc ứng tuyển vào vị trí Quản trị viên bán hàng. Vậy Sales Admin là gì? Cùng StudentJob “điểm mặt chỉ tên” về nghề này và phân biệt với nghề Sales nhé.

Mục lục

Định nghĩa Sales và Sales Admin là gì?

Khi ứng viên muốn cân nhắc lựa chọn tìm việc Sales Admin hay tìm việc Sales, bạn cần phân biệt và hiểu rõ các thuật ngữ này.

Sales Admin là gì?

Sales Admin dịch sang tiếng Việt là thư ký của bộ phận bán hàng. Sales Admin gọi đầy đủ là Sale Administrator. Họ là những người chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng, ban khác trong tổ chức để giúp và hỗ trợ các hoạt động bán hàng, góp phần thúc đẩy doanh thu cho bộ phận kinh doanh.

Công việc của Sale Admin là hỗ trợ, phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng tại bộ phận kinh doanh.

Sales Admin là gì?

Sale là gì?

Sales dịch sang tiếng Việt là nhân viên bán hàng. Họ là người giới thiệu và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Sales còn là người tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.

Công việc của Sales Admin và công việc của Sales có gì khác?

StudentJob sẽ phân biệt 2 ngành nghề này bằng các nghiệp vụ phải làm của mỗi ngành.

Mô tả công việc Sales Admin

Nếu bạn thắc mắc công việc của Sales Admin là gì thì đây là câu trả lời cho bạn:

  • Soạn thảo và chỉnh sửa cũng như quản lý tài liệu kinh doanh.
  • Hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh và đảm bảo thực hiện kế hoạch đúng tiến độ.
  • Báo cáo và cập nhật dữ liệu liên tục cho phòng kinh doanh.
  • Liên hệ khách hàng & tư vấn, giới thiệu sản phẩm & hỗ trợ khách hàng.
  • Hỗ trợ các công việc khác của phòng kinh doanh dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Công việc của Sales Admin

Mô tả công việc Sales

  • Lưu trữ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty.
  • Tìm kiếm khách hàng và nhu cầu của khách hàng.
  • Giới thiệu, tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
  • Tiếp nhận & giải đáp các thắc mắc khiếu nại khách hàng về sản phẩm.
  • Báo cáo doanh số cho cấp trên.

Thông qua báo cáo công việc, chúng ta có thể hình dung được chân dung của nhân viên Sales Admin, hiểu được thế nào là Sales Admin và chân dung của nhân viên Sales.

Nhìn chung, cả hai vị trí này đều thực hiện công việc liên quan đến kinh doanh, bán hàng, hỗ trợ khách hàng.

Trong khi công việc của một Sales Admin sẽ thiên về công việc của một thư ký, chủ yếu liên quan đến sổ sách & hỗ trợ các công việc trong phòng ban, nhân viên Sales chủ yếu tập trung vào các công việc bán hàng, luôn quan tâm đến doanh số bán hàng & tìm kiếm khách hàng.

Mức thu nhập của Sales và Sales Admin

Lương của Sales Admin và lương của Sales được tính theo 2 loại:

  • Lương cứng. Lương cứng là doanh thu cố định mà nhân viên hàng tháng nhận được khi hoàn thành xong công việc được giao
  • Lương hoa hồng. Lương hoa hồng còn gọi là lương mềm là phần trăm doanh số nhân viên nhận được khi ký hợp đồng bán hàng và bán hàng thành công.

Xét về mức lương cố định, nhân viên Sales Admin có mức lương cao hơn một chút so với nhân viên Sales, nhưng xét về tổng thu nhập, nhân viên Sales có nhiều cơ hội gia tăng thu nhập hơn nhờ phần trăm hoa hồng.

Nhân viên kinh doanh tập trung vào doanh số hơn nhân viên Sales Admin nên thường có mức lương mềm cao hơn.

Trung bình một tháng thu nhập của nhân viên Sales Admin vào khoảng 7 triệu đồng và của nhân viên Sales là 10 triệu đồng.

Yêu cầu công việc

Hiểu nhân viên Sales Admin là gì, nhân viên Sales là gì, công việc Sales Admin là gì, công việc của Sales như nào mà vẫn chưa đủ để bạn ứng tuyển thành công.

Nếu bạn quan tâm đến những vị trí công việc này, bạn nên tìm hiểu các yêu cầu của nhà tuyển dụng và cải thiện bản thân để đáp ứng những nhu cầu đó.

Do tính chất tương đồng của công việc nên yêu cầu đối với ứng viên cho 2 vị trí Sales Admin và nhân viên kinh doanh là khá giống nhau:

  • Tốt nghiệp Trường cao đẳng trở lên về chuyên ngành Kinh tế & Tài chính & Marketing.
  • Yêu cầu về bằng cấp sẽ càng được chú trọng hơn khi bạn ứng tuyển vào vị trí Sales Admin
  • Đối với nhân viên Sales thì bằng cấp sẽ ít được chú trọng hơn và thiên về kinh nghiệm.
  • Biết sử dụng các công cụ như CRMMicrosoft Office đặc biệt là phần mềm Excel.
  • Có khả năng chịu áp lực để hoàn thành KPIs.
  • Có kỹ năng đàm phán ngoại giao tốt, thuyết phục & giải quyết vấn đề tốt
  • Với vị trí Sales Admin, bạn còn phải biết đọc hiểu các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh.

Cơ hội thăng tiến Sales Admin & Sales

Cơ hội thăng tiến Sales Admin và Sales

Nhân viên Sales & nhân viên Sales Admin đều có cơ hội để thăng tiến công việc rộng mở. Nếu bạn có kinh nghiệm và năng lực, cả 2 vị trí này đều có cơ hội trở thành Trưởng nhóm, Trưởng phòng hay thậm chí là Giám đốc kinh doanh. Điều quan trọng là bạn cần chứng tỏ được năng lực và sự cống hiến của mình.

Lời kết

Hiện nay, ngành Sales là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trên thị trường lao động. Để tìm được công việc bán hàng phù hợp với năng lực của mình, bạn cần hiểu rõ những vị trí trong ngành như Sales Admin, nhân viên sale là gì, yêu cầu của ngành ra sao. Hi vọng các thông tin trên đây được StudentJob đưa ra trong bài viết sẽ hữu ích giúp bạn trong hành trang kiến thức và đồng hành cùng bạn trên con đường sự nghiệp.

Bài viết liên quan

Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.
Làm Quản lý Fanpage là gì? Mô tả công việc Quản lý Fanpage
Có phải bạn đã nghe nhiều người nói về công việc quản lý fanpage hay thấy đâu đó trên những hội nhóm tuyển dụng nhưng lại chưa thực sự hiểu công việc quản lý fanpage là gì, phải làm những gì và làm sao để tìm được công việc quản lý fanpage. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho mình.