Work-life balance là gì? Cuộc sống cần có sự cân bằng

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, khái niệm work-life balance (cân bằng giữa công việc và cuộc sống) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống của mỗi người.

Mục lục

Sự bùng nổ của công nghệ đã góp phần tạo điều kiện cho khái niệm “luôn online” trên khắp các nền tảng, trong đó có cả các ứng dụng nghề nghiệp. Nó đã làm mờ ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân. 

Khi công việc chiếm quá nhiều thời gian và năng lượng, cuộc sống cá nhân, mối quan hệ và cả sự hài lòng trong cuộc sống đều có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Vậy work-life balance thực chất là gì, và làm thế nào để đạt được sự cân bằng này trong cuộc sống hằng ngày?

Work-life balance là gì?

work-life balance là gì?

Work-life balance là sự cân bằng giữa nhu cầu công việc và cuộc sống gia đình. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn có thể thấy rằng mình thường vội vã ôm đồn nhiều công việc, nghĩa vụ khác nhau, để rồi kết quả bạn cảm thấy dường như mình không làm tốt bất kỳ lĩnh vực nào.

Nếu bạn phải làm việc nhiều giờ, bạn có thể gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm work-life balance. Làm việc nhiều giờ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng mức độ căng thẳng và cắt giảm đáng kể thời gian cho các hoạt động cá nhân, giải trí.

Work-life balance tốt có nghĩa là bạn đạt đến sự hài hòa (trong hầu hết thời gian) giữa các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Ngoài công việc, bạn sẽ có thời gian dành cho những việc khác, chẳng hạn như chăm sóc bản thân, gia đình, và các hoạt động giải trí. Nếu bạn có thể dành thời gian cho việc chăm sóc cá nhân, giao lưu, sở thích, thư giãn, điều này có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn.

Điều quan trọng nhất mà tất cả chúng ta cần để tâm là việc ưu tiên sức khỏe. Thật đáng buồn khi sức khoẻ thường bị coi là kém quan trọng hơn công việc hoặc các nhiệm vụ khác.

Lịch sử tóm tắt về Work-life balance

Trong giai đoạn cuối của Cách mạng Công nghiệp, mọi người đều phải làm việc quá sức. Ở Vương quốc Anh, người lao động trung bình thường làm việc 14-16 giờ một ngày, 6 ngày một tuần. Những giờ làm việc dài này gây ra tổn thất về chi phí xã hội và sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ cũng phải làm việc. Những người cải cách lao động đặt nặng sự quan tâm đến vấn đề nóng hổi này cho đến khi Vương quốc Anh đồng ý giảm giờ làm cho phụ nữ và trẻ em.

Vào cùng thời điểm đó, tại Hoa Kỳ, công nhân làm việc hơn 100 giờ một tuần. Những giờ làm việc dài đằng đẵng gây ra rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe cũng như an toàn cho toàn bộ lao động của đất nước. Vào ngày 24 tháng 10 năm 1940, sau nhiều thập kỷ phong trào của công nhân, Hoa Kỳ chính thức sửa đổi Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng và thông qua tuần làm việc 40 giờ, 8 giờ một ngày

Thuật ngữ “Work-life balance” lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào những năm 80. Nó giữ vai trò như một nguyên tắc trong Phong trào Giải phóng Phụ nữ. Phong trào này ủng hộ lịch trình làm việc linh hoạt và chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ. 

Thực trạng Work-life balance ngày nay

thực trạng work-life balance ngày nay

Ngày nay, Work-life balance đã kết hợp cả các vấn đề và chiến lược nhằm quản lý thời gian hiệu quả cho nhân viên. Work-life balance còn được mở rộng trong việc ngăn ngừa kiệt sức cũng như quản lý căng thẳng. 

Theo một nghiên cứu vào tháng 2 năm 2015 của Workplacetrends.com, 67% các chuyên gia nhân sự báo cáo rằng nhân viên của họ đang đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, trong khi thực tế chỉ có 45% nhân viên cho rằng họ đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Một cách làm phổ biến và ngày càng được ưa chuộng là lịch trình làm việc linh hoạt. Thay vì một ngày làm việc nghiêm ngặt từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nhân viên có thể linh hoạt thay đổi lịch trình làm việc của mình. Họ có thể làm việc từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều hoặc 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều. 

Tuy nhiên, lịch trình linh hoạt cũng có nhược điểm. Một số người cho rằng cách làm này chỉ đơn giản là thay đổi lịch làm việc mà không giải quyết được nhu cầu sâu sắc hơn đó là chất lượng thời gian. 

Sự bùng nổ của thời đại kỹ thuật số đã và đang ảnh hưởng đến quyền tự do có được từ thời gian làm việc linh hoạt. Nó làm mờ ranh giới giữa công việc và cuộc sống. Bạn có thể phải làm báo cáo vào những ngày cuối tuần, tư vấn cho khách hàng trong khi tận hưởng kỳ nghỉ mát. Ngày càng khó để biết công việc kết thúc ở đâu và cuộc sống bắt đầu ở đâu. 

Phương pháp để đạt được Work-life balance

phương pháp để đạt được work-life balance

Để đạt được Work-life balance, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Tìm kiếm công việc có ý nghĩa

Hiện nay, lực lượng lao động có xu hướng tìm kiếm các công việc không chỉ với mục tiêu kiếm tiền mà còn tạo ra những giá trị có ý nghĩa. Với xu thế này, Work-life balance sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc phân bổ thời gian. Nó còn nằm ở cách chúng ta để dành năng lượng cho những việc quan trọng, cách chúng ta lựa chọn sử dụng năng lượng của mình và tạo ra năng lượng mới như thế nào. Đây đều là những yếu tố mà bản thân chúng ta có thể kiểm soát được và cũng đóng một vai trò rất quan trọng để tạo nên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Vậy làm thế nào để chúng ta duy trì và thậm chí là tăng cường năng lượng của mình trong suốt cả ngày? Câu trả lời rất đơn giản, đó là: mục đích. Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt trong Lưu trữ quốc tế về Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã phát hiện ra rằng việc đặt ra mục đích làm việc là một cách chắc chắn để duy trì năng lượng trong suốt cả ngày. 

Sẽ thật tuyệt vời khi chính công việc có thể tiếp thêm năng lượng, thoả mãn sở thích cá nhân thay vì làm cạn kiệt năng lượng của chúng ta. Việc coi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống theo khía cạnh năng lượng sẽ tiếp thêm nguồn động lực nội tại mà bạn có thể kiểm soát, thay vì một nguồn lực cố định như thời gian.

Biết giá trị của bạn

Hãy cố gắng dành thời gian suy nghĩ về những điều quan trọng đối với bạn trong cuộc sống. Hãy cân nhắc đến đam mê và sở thích của bạn, và dành thời gian cho những điều khiến bạn cảm thấy có ý nghĩa. 

Thực hành quản lý thời gian

Bạn có bao giờ tự hỏi một ngày đã trôi qua như thế nào không? Lịch, ứng dụng và danh sách việc cần làm đều là những phương pháp hữu ích để theo dõi cách bạn sử dụng thời gian của mình.

Bạn có thể xem lại một tuần và xem xét rằng liệu bạn có thể sử dụng thời gian của mình tốt hơn không. Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách mua sắm trực tuyến nhiều hơn hoặc làm việc tại nhà một vài ngày một tuần để giảm thời gian đi lại. Bạn có thể xem liệu một số cuộc họp hoặc nhiệm vụ có thể được thực hiện qua điện thoại/video hoặc email thay vì gặp gỡ trực tiếp hay không.

Ngoài ra, bạn sẽ nhận ra rằng mạng xã hội đang chiếm mất một phần thời gian trong ngày của bạn. Nó có thể gần như không tạo ra giá trị thiết thực ngoài tính giải trí. Vậy nên, tốt nhất bạn nên giảm bớt thời gian cho các trang mạng xã hội và tập trung nhiều hơn cho những công việc quan trọng khác. 

Đặt ra ranh giới

Bạn có thể thử đặt ra giới hạn thời gian làm việc và lên kế hoạch thời gian cho các hoạt động khác.

Hãy cho mọi người biết khi nào bạn sẽ ngoại tuyến. Thời gian ngoại tuyến như thời gian để đi du lịch, tận hưởng… những giây phút đó không phải dành cho công việc. Hãy tránh xa điện thoại, tắt email công việc hoặc không dùng Internet trong vài giờ.

Tận hưởng công việc của bạn

'Làm những gì bạn yêu thích và yêu những gì bạn làm' là một câu nói mà tất cả chúng ta nên áp dụng. Hầu hết các công việc đôi khi có thể gây ra nhàm chán hoặc căng thẳng. Nhưng nếu bạn thực sự ghét công việc của mình hoặc nó khiến cuộc sống trở nên khó khăn, nản lòng thì có lẽ đã đến lúc bạn cần tìm cho mình một làn gió mới.

Xem xét lại tình hình tài chính của bạn

Một nghiên cứu cho thấy rằng khi nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng, thu nhập cao hơn không nhất thiết dẫn đến hạnh phúc hơn. Vì vậy, chi tiêu ít tiền hơn có thể có ý nghĩa là bạn chỉ cần làm việc ít giờ hơn và dành nhiều thời gian hơn cho bản thân.

Nuôi dưỡng các mối quan hệ

Các mối quan hệ tích cực có thể chữa lành, giảm bớt căng thẳng. Lưu ý rằng các mối quan hệ bền chặt cần thời gian để nuôi dưỡng và phát triển. Vì vậy, hãy ưu tiên dành thời gian cho gia đình, bạn bè, hàng xóm và những người thân yêu của bạn.

Có thời gian nghỉ ngơi

Dành thời gian để nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng để bạn vững bước trên hành trình dài dẫn đến thành công. Bạn cần lên kế hoạch nghỉ ngơi thường xuyên cho bản thân - mỗi tuần có thời gian để thư giãn, đọc sách, chơi thể thao, dành thời gian cho thiên nhiên hoặc không làm gì cả. Đó là khoảng thời gian dành cho bạn, hãy chọn bất kỳ hoạt động nào bạn thích.

Kết luận

Work-life balance không chỉ đơn giản là việc phân chia thời gian giữa công việc và cuộc sống cá nhân, nó còn là nền tảng để chúng ta duy trì sức khỏe, tinh thần thoải mái và hạnh phúc lâu dài. Cuộc sống có sự cân bằng đem đến cho chúng ta khả năng tận hưởng công việc và cuộc sống riêng một cách trọn vẹn hơn, giảm thiểu nguy cơ kiệt sức, tăng cường hiệu suất, và giữ vững các mối quan hệ cá nhân. 

Bài viết liên quan

Năng Lực Số là gì? Những cách phát triển Năng Lực Số
Năng lực số đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Năng lực số không dừng lại ở khả năng sử dụng các công cụ công nghệ, quản lý thông tin, nó còn mở rộng ngay cả các lĩnh vực như giao tiếp và giải quyết vấn đề trong môi trường số. Năng lực số trở thành nền tảng để cá nhân và tổ chức phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
100 câu nói tạo động lực từ những người thành công
"Thành công không phải là đích đến cuối cùng, mà là một hành trình." - Nelson Mandela. Câu nói này của vị tổng thống vĩ đại đã trở thành một trong những câu nói truyền cảm hứng nhất mọi thời đại. Câu nói đã thắp lên ngọn lửa mơ ước của nhiều thế hệ.
Kỹ năng mềm là gì? Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
Trong xã hội hiện đại, bên cạnh kiến thức chuyên môn và trình độ kỹ thuật, kỹ năng mềm đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng để thành công trong công việc và cuộc sống. Kỹ năng mềm không chỉ giúp cá nhân phát triển các mối quan hệ xã hội tốt hơn mà còn tạo điều kiện cho sự hợp tác hiệu quả, giải quyết xung đột, và nâng cao khả năng lãnh đạo.