6 Mẹo giúp Sinh viên Quản lý chi tiêu và Tiết kiệm tiền bạc

16/08/2023 09:22
Hành trang sinh viên
Bước vào cuộc sống sinh viên chắc hẳn đôi lần bạn cũng va phải hoàn cảnh không còn một xu dính túi hoặc phải ăn mì gói vào cuối tháng bù cho những lần ăn tiêu có phần không suy nghĩ. Để không để những vấn đề tài chính liên tục khiến chúng ta phải đau đầu, hãy cùng StudentJob đi tìm hiểu những cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho sinh viên ngay sau đây.

Mục lục

Thuê nhà gần trường.

Thuê nhà gần trường là một trong những điều mà sinh viên nên làm nhất khi vừa bước vào cánh cửa đại học.

Nhà gần trường giúp bạn rút ngắn đáng kể thời gian và chi phí để di chuyển đến trường hàng ngày. Nếu phòng trọ của bạn chỉ cách trường có 10 - 15 phút đi bộ, bạn sẽ chẳng cần bỏ ra nhiều tiền mua vé xe bus, xăng xe hay các chi phí thuê xe đi học khác, bỏ ra cho bạn một khoản không nhỏ trong chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Thêm vào đó, thuê phòng trọ gần trường sẽ giúp bạn được tiếp cận những dịch vụ, hàng bán với “giá sinh viên” tốt hơn. Những khu chợ sinh viên, cửa hàng quần áo hay các dịch vụ in ấn, giặt là, cà phê, cửa hàng tiện lợi thường nằm xung quanh các khu trọ sinh viên với giá thành thường rẻ hơn những vùng khác để phục vụ chủ yếu những khách hàng sinh viên.

Đây là những điểm quan trọng giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí chi cho việc ăn uống giải trí hàng ngày.

mẹo quản lý chi tiêu: thuê nhà gần trường

Thuê nhà ở gần trường giúp bạn tiếp cận các dịch vụ với "giá sinh viên" và tiết kiệm chi phí đi lại.

Lập ngân sách chi tiêu mỗi ngày.

Việc sở hữu một cuốn sổ ghi chép chi tiêu cá nhân hay sử dụng app quản lý chi tiêu trên điện thoại giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong việc tiết kiệm tiền bạc.

Thông thường sinh viên sẽ được phụ huynh chu cấp một khoản cố định vào mỗi đầu tháng. Để đảm bảo không phải ăn mì gói sống qua những ngày cuối tháng, hãy chia khoản tiền cố định đó thành nhiều khoản để sắp xếp.

Ví dụ mỗi tháng bạn nhận được 5 triệu từ bố mẹ trong đó:

  • 2 triệu cho các chi phí cố định như tiền nhà, nước, điện, dịch vụ nhà trọ, v.v.
  • 200 nghìn cho chi phí xăng xe, di chuyển đi lại.
  • 800 nghìn cho các hoạt động vui chơi hẹn hò cùng bạn bè, đi cà phê học bài, xem phim, v.v.
  • 2 triệu còn lại chia cho 30 ngày bạn có khoảng 65 nghìn/ngày hoặc 460 nghìn/ tuần cho việc ăn uống, nấu ăn.

Hãy ghi lại hoặc lưu lại trên app những con số được bạn chia cố định như trên. Nếu một ngày bạn có lỡ ăn lố số tiền cố định cho 1 ngày, bạn có thể tiết chế lại vào những hôm sau. Những gì bạn ăn uống trong ngày cũng nên được ghi lại để có thể cân đối hợp lý, tránh việc tiêu hoang dồn liên tục vào những ngày đầu tháng.

mẹo quản lý chi tiêu: lập ngân sách chi tiêu mỗi ngàyChia khoản tiền trợ cấp thành nhiều khoản nhỏ và chi tiêu trong mức đã xác định.

Tìm bạn cùng phòng.

Bên cạnh những câu chuyện dở khóc dở cười về những người bạn cùng phòng, đôi khi những roommate đại học của chúng ta lại là những người bạn tri kỷ xuyên suốt những năm tháng đại học.

Tìm những người bạn cùng phòng chất lượng giúp chúng ta đỡ 1 phần gánh nặng tiền nhà, điện nước hay các chi phí sinh hoạt khác hàng tháng. Chúng ta có thể mua sắm một khoản lớn cho việc ăn uống, sinh hoạt chung nhưng khi chia theo đầu người lại rất rẻ. Tiết kiệm được tiền ăn uống đồng nghĩa với việc chúng ta có thêm những khoản bỏ ra cho việc giải trí và học tập.

Đây cũng là cách mà gần như sinh viên nào cũng làm để giảm bớt chi phí hàng tháng. Ở ghép không những tiết kiệm mà lại còn rất vui, vì vậy hãy tìm cho mình 1 - 2 người bạn ở ghép để những năm tháng đại học trôi qua bớt nhàm chán bạn nhé.

Mẹo quản lý chi tiêu: tìm bạn cùng phòngBạn cùng phòng giúp giảm chi phí thuê nhà và giúp cuộc sống đại học bớt nhàm chán.

Ưu tiên nấu ăn tại nhà.

Thói quen tự nấu ăn hàng ngày không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sinh viên. Việc nấu ăn ở nhà và hạn chế những buổi hẹn hò ăn uống bên ngoài sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền mà đôi khi bạn không nhận ra. Bạn có thể mua thực phẩm mỗi tuần một lần vào mỗi cuối tuần theo khoảng ngân sách dự kiến từ trước.

Sau đó chia tính toán, ghi chép và chi tiêu trong khoảng mức quy định mỗi ngày. Bằng cách này, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát lượng tiền tiêu theo mỗi bữa ăn thay vì mỗi lần ăn ngoài 1 bữa nhỏ cũng sẽ ngốn của bạn từ 40 - 50 nghìn đồng.

Ngoài ra, việc nấu ăn tại nhà còn giúp bạn được ăn những thực phẩm uy tín chất lượng, chế biến theo cách mà bạn thích và ăn theo chế độ bán muốn. Những sản phẩm bạn tự mua sẽ đảm bảo uy tín chất lượng hơn những thực phẩm ăn ngoài không rõ nguồn gốc và tiềm tàng nhiều nguy cơ bạn ăn phải thực phẩm ôi thiu dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Việc ăn uống vệ sinh an toàn còn giúp bạn nâng cao sức khỏe, bớt ốm vặt và bớt tốn tiền cho những hoạt động khám chữa bệnh tốn kém vì ăn uống không lành mạnh và thiếu khoa học.

mẹo quản lý chi tiêu: tự nấu ăn ở nhà Nấu ăn tại nhà tiết kiệm chi phí ăn uống và đảm bảo sức khỏe khỏi những bệnh lặt vặt.

Sử dụng thẻ sinh viên để sử dụng dịch vụ.

Thẻ sinh viên là lá bài diệu kỳ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí cho các hoạt động ăn chơi, giải trí. Ở rất nhiều nơi như rạp chiếu phim, sân vận động, công viên, hàng quán ăn uống, v.v. đều có các chính sách giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên sử dụng thẻ sinh viên.

Đừng xem thường chiếc thẻ sinh viên của mình khi đi ra ngoài bởi nhờ đó bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc mà vẫn được trải nghiệm đồ ăn thức uống hay những bộ phim hay tại rạp như những người khác.

mẹo quản lý chi tiêu: sử dụng thẻ sinh viênThẻ sinh viên rất có lợi trong việc sử dụng các dịch vụ ăn chơi giải trí và tiết kiệm chi tiêu.

Tìm việc làm thêm sinh viên.

Một trong những cách đơn giản và tối ưu nhất mà nhiều bạn sinh viên chọn làm khi muốn tiết kiệm một khoản tiền là có cho mình những công việc làm thêm. Việc làm thêm mang lại cho sinh viên những khoản thu nhập bổ sung bên cạnh khoản tiền trợ cấp từ gia đình hàng tháng. Trong trường hợp các bạn sinh viên khó khăn trong việc đi lại thì có thể tìm hiểu các việc làm cho sinh viên tại nhà.

Đối với một số bạn, thu nhập từ việc làm thêm giúp các bạn hỗ trợ tài chính cho gia đình và giảm gánh nặng từ những khoản tiền nhà, tiền ăn hàng tháng trong quá trình học đại học. Lúc này, các bạn đã có thể tự chi trả các chi phí hàng ngày từ những đồng tiền mình kiếm ra, tăng các khoản tiết kiệm hàng tháng để dành cho những khoản đầu tư học tập, phát triển trong tương lai.

Bạn có thể tìm việc làm thêm qua bạn bè người thân hay qua trang web tìm việc làm cho sinh viên StudentJob. Tại đây, chúng tôi cung cấp rất nhiều đầu việc dành cho sinh viên ở đa dạng lĩnh vực ngành nghề đến hình thức làm việc.

Sinh viên có thể tham khảo những việc làm online tại nhà để có thể làm vào thời gian rảnh rỗi, hay đăng ký làm những việc làm part time từ 4 -5 tiếng mỗi ngày và có thể linh hoạt với thời gian học ở trên trường. Những bạn muốn trau dồi cho mình nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp từ sớm có thể chọn những việc làm thực tập tại các công ty uy tín và ứng tuyển.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng hồ sơ xin việc và apply vào công việc mà bạn mong muốn. Đừng quên cảnh giác với 10 dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng để không bị mất tiền hay bị các đồi tượng lợi dụng làm điều xấu.

mẹo quản lý chi tiêu: tìm việc làm thêm Công việc làm thêm giúp chúng ta có thêm thu nhập và các khoản tiết kiệm, giảm bớt gánh nặng tài chính.

Lời kết.

Hãy tận hưởng cuộc sống sinh viên của bạn trong khi xây dựng một nền tảng vững chắc cho một tương lai tài chính an toàn. Đừng để những lỗi lo âu về tài chính khiến bạn bị xao nhãng với việc học tập ở trên lớp. Bài viết trên vừa giúp cho bạn có thêm chút kinh nghiệm để có thể tiết kiệm chi phí và quản lý chi tiêu hợp lý. Chúc bạn áp dụng thành công!

Bài viết liên quan

Du học Na Uy: Chi phí, Điều kiện, Visa và Môi trường sống
Na Uy đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du học sinh từ khắp nơi trên thế giới. Quốc gia Bắc Âu này không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn sở hữu những thành tựu vượt trội trong giáo dục và nghiên cứu.
Du học Iceland: Visa, Chi phí & Môi trường sống
Iceland, với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ và nền văn hóa độc đáo, không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là một lựa chọn thú vị cho các sinh viên quốc tế. Hệ thống giáo dục tiên tiến, các trường đại học danh tiếng, cùng với môi trường sống an toàn và thân thiện, Iceland đang trở thành một điểm đến du học đầy hứa hẹn.
Du học Ba Lan: Chi phí, Visa, Học bổng & Điều kiện du học
Du học là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, mở ra vô vàn cơ hội và trải nghiệm mới. Ba Lan, với nền giáo dục chất lượng, chi phí sinh hoạt hợp lý, và môi trường sống an toàn, đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, trước khi quyết định đặt chân đến đất nước này, có một số điều quan trọng bạn cần nắm rõ để chuẩn bị cho mình một hành trình học tập thành công và suôn sẻ.