Ngành đào tạo Kỹ thuật địa chất là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Kỹ thuật địa chất chuyên nghiên cứu, đưa ra các giải pháp đề xuất, phân tích, thiết kế các kỹ thuật liên quan đến địa chất và sự phát triển trái đất. Vậy bạn đọc có đang thắc mắc gì về ngành học này không? Hãy cùng StudentJob tìm hiểu một số thông tin về ngành qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Ngành Kỹ thuật địa chất là gì?

ngành kỹ thuật địa chất là gì

Kỹ thuật địa chất là ngành chuyên nghiên cứu về các vấn đề thuộc bề mặt trái đất, nhằm phục vụ cho những nhu cầu đa dạng của con người như tìm kiếm, khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Lĩnh vực này sử dụng các nguyên lý địa chất để giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến đất đai và địa hình. Ngoài ra, ngành này cũng liên quan đến việc thiết kế, xử lý các công trình dân dụng, công trình an ninh, quốc phòng.

Ngành này đào tạo ra những chuyên gia kỹ thuật địa chất nắm trong tay nền tảng kiến thức địa chất phong phú, nhằm đánh giá tính ổn định của đất đai, địa hình và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để xử lý các vấn đề như sạt lở, động đất, ngập lụt.

Các chuyên gia kỹ thuật địa chất cũng thường làm việc với các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư và nhà khoa học môi trường để thiết kế và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kỹ thuật Mỏ là gì?

Ngành Kỹ thuật địa chất xét tuyển khối nào?

Do là ngành thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Kỹ thuật địa chất xét tuyển sinh viên đầu vào chủ yếu theo các khối tự nhiên là:

  • Khối A00 bao gồm: Toán + Vật lí + Hóa học
  • Khối A01 bao gồm: Toán + Vật lí + Tiếng Anh
  • Khối B00 bao gồm: Toán + Vật lí + Sinh học
  • Khối D01 bao gồm: Ngữ văn + Toán + Tiếng Anh
  • Khối D07 bao gồm: Toán + Hóa học + Tiếng Anh

Chương trình ngành Kỹ thuật địa chất học những gì?

Về kiến thức

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật địa chất hiện nay được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn, được hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ tối đa việc nghiên cứu và tìm kiếm thông tin kiến thức.

Thêm vào đó, sinh viên cũng được hướng dẫn tìm kiếm và đánh giá tiềm năng của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản. Sinh viên cũng có khả năng thiết kế, xử lý các công trình xây dựng, đánh giá được tiềm năng của các nguồn tài nguyên dưới đất, nghiên cứu các thành phần vật chất, đánh giá khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế. 

kỹ thuật địa chất học gì

Về kỹ năng

Theo học ngành Kỹ thuật địa chất, sinh viên được trang bị đầy đủ cả khối kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để phù hợp cho sự học tập và phát triển

  • Với kỹ năng cứng: Sinh viên được học các kỹ năng chuyên môn liên quan đến ngành như kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức, triển khai thăm dò khoáng sản, kỹ năng đánh giá các tài nguyên, mặt bằng, kỹ năng phân biệt các khoáng sản, đất, nước, nguyên liệu, v.v.
  • Với kỹ năng mềm: Sinh viên được đào tạo những kiến thức tin học cơ bản, được hướng dẫn sử dụng một số phần mềm, bản vẽ bản đồ thuộc lĩnh vực địa chất.

Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị trình độ Tiếng Anh cơ bản đến chuyên ngành, các kỹ năng giao tiếp, làm việc phối hợp cùng đội, nhóm; kỹ năng thuyết trình, diễn giải các vấn đề chuyên môn, v.v.

Sinh viên tốt nghiệp Kỹ thuật địa chất ra làm gì?

Là một trong những nước có giàu tài nguyên thiên nhiên, ngành Kỹ thuật địa chất hiện nay có nhu cầu nhân lực rất lớn, đặc biệt là những nhân lực chất lượng cao nắm trong tay nhiều kiến thức và kỹ năng làm việc. 

ngành kỹ thuật địa chất ra làm gì

Sau khi hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp, sinh viên có thể làm những công việc như: 

  • Nhà khoa học địa chất: Sinh viên có thể làm việc trong các tổ chức nghiên cứu địa chất, như trung tâm khai thác khoáng sản, trung tâm khảo cổ học... để thực hiện các nghiên cứu về địa chất. Công việc của nhà khoa học địa chất bao gồm thu thập mẫu đất, đá, nước và khí, phân tích mẫu và đưa ra các kết luận về cấu tạo và sự phân bố của các tài nguyên địa chất.
  • Kỹ sư địa chất: Sinh viên có thể làm việc trong các công ty khai thác khoáng sản, công ty dầu khí, công ty xây dựng, công ty thiết kế địa chất... để thực hiện các công việc liên quan đến địa chất. Công việc của kỹ sư địa chất bao gồm phân tích và đánh giá địa chất của khu vực khai thác, xác định vị trí các tài nguyên và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để khai thác và quản lý tài nguyên này.
  • Chuyên viên tư vấn địa chất: Sinh viên có thể làm việc trong các công ty tư vấn địa chất, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo, hoặc làm việc độc lập để cung cấp các dịch vụ tư vấn địa chất cho các tổ chức khác. Công việc của chuyên viên tư vấn địa chất bao gồm đưa ra các giải pháp kỹ thuật, đánh giá nguy cơ địa chất, tư vấn về các quy trình khai thác và quản lý tài nguyên địa chất.
  • Giảng viên, nhà nghiên cứu: Sinh viên có thể tiếp tục học lên cao hơn để trở thành nhà nghiên cứu hoặc giảng viên đại học, đào tạo các sinh viên về các vấn đề địa chất.
  • Quản lý môi trường: Sinh viên nắm trong tay kiến thức tốt trở thành các quản lý môi trường, có nhiệm vụ đánh giá các tác động môi trường, cải thiện môi trường đất, nước, các tài nguyên khoáng sản hay dầu khí.

>>>Tìm hiểu thêm: Việc làm ngành kỹ sư/sản xuất đang được tuyển dụng tại StudentJob.vn

Lời kết

Ngành Kỹ thuật địa chất tuy vẫn còn được ít bạn trẻ quan tâm đến, nhưng vẫn hứa hẹn sẽ là ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Hy vọng sau bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin về ngành học này. Đồng thời, nếu có hứng thú với ngành này, đừng ngần ngại và thử sức ngay bây giờ. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.