Ngành Quản trị Khách sạn là gì? Tốt nghiệp ra làm gì?

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành du lịch mà các dịch vụ lưu trú, khách sạn mọc lên ngày càng nhiều. Ngành Quản trị Khách sạn cũng vì thế mà cải thiện sức hút không tưởng với những bạn trẻ hiện nay. Vậy ngành Quản trị Khách sạn là gì, học gì hay cơ hội làm việc của ngành ra sao? Hãy cùng StudentJob đi tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới.

Mục lục

Tổng quan về Quản trị khách sạn.

Trước hết cùng StudentJob tìm hiểu những thông tin chung về Quản trị Khách sạn.

Quản trị khách sạn là gì?

quản trị khách sạn là gì?

Quản trị khách sạn là quá trình quản lý và điều hành hoạt động của một khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng. Nó bao gồm các hoạt động như đặt phòng, quản lý đội ngũ nhân viên, quản lý tài chính và kế toán, quản lý dịch vụ khách hàng, marketing và quảng bá, quản lý điều hành khách sạn, và nhiều hơn nữa.

Mục tiêu của quản trị khách sạn là đảm bảo rằng khách sạn hoạt động hiệu quả và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình.

Ngành Quản trị Khách sạn là gì? 

Ngành quản trị khách sạn tiếng Anh là Hospitality Management - là một lĩnh vực ngành học trong khối du lịch và khách sạn, tập trung đào tạo sinh viên các chu trình quản lý, vận hành các cơ sở lưu trú như khách sạn, resort, khu nghỉ mát, homestay, hostel và các loại hình khác với mục đích chung nhất là mang đến sự hài lòng, thư giãn thoải mái nghỉ dưỡng cho khách hàng.

Ngành Quản trị Khách sạn học những gì?

Sinh viên theo học ngành Quản trị Khách sạn sẽ được trang bị toàn bộ những kiến thức cần thiết, kỹ năng cứngkỹ năng mềm để phục vụ cho việc quản lý, vận hành khách sạn từ các hoạt động dịch vụ, quy trình chăm sóc khách hàng, sắp xếp phòng ốc, giặt là, tổ chức ăn uống, các hoạt động giải trí tại khách sạn. Đến những hoạt động thiên về việc quản lý nhân viên, quản trị nhân sự, quản lý tài chính, hoạt động marketing, v.v.

Sinh viên cũng được học các kỹ năng xử lý tình huống, các cách giải quyết vấn đề sao cho hợp lý, được trang bị các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng chuẩn dịch vụ, v.v.

Đặc biệt, các trường cũng sẽ giúp sinh viên theo học có đầy đủ các chứng chỉ cần thiết cho việc hành nghề như chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, khả năng tiếp thị, quảng cáo, đảm bảo hành trang tốt nhất sau khi tốt nghiệp ra trường.

Học Quản trị khách sạn thi khối nào?

Các trường đào tạo ngành Quản trị Khách sạn hiện nay tổ chức xét tuyển đầu vào với rất nhiều khối thi, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động trong tương lai.

Vậy ngành quản trị khách sạn thi khối nào?

StudentJob xin nêu ra những khối thi học Quản trị khách sạn sau đây, bao gồm:

  • Khối C00 với những môn Văn, Sử, Địa.
  • Khối A00 với những môn Toán, Lý, Hóa.
  • Khối D01 với những môn Toán, Văn, Anh.
  • Khối A01 với những môn Toán, Lý, Anh.
  • Khối D03 với những môn Toán, Văn, tiếng Pháp.
  • Khối D96 với những môn Toán, KHXH, Anh.
  • Khối D78 với những môn Văn, KHXH, Anh.

Và còn nhiều khối thi khác nưa, những bạn sinh viên cần theo dõi các tin tức thông tin tuyển sinh của các trường đại học có ngành Quản trị Khách sạn để biết rõ và chính xác nhất các trường tuyển ngành Quản trị Khách sạn khối nào.

Quản trị khách sạn học trường nào?

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều trường tổ chức đào tạo ngành Quản trị khách sạn, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi học quản trị khách sạn nên học trường nào, bạn có thể lựa chọn tùy vào năng lực, địa điểm và sở thích của bản thân qua những gợi ý sau đây.

quản trị khách sạn học trường nào

Trường Đại học đào tạo Quản trị Khách sạn tại Hà Nội.

  • Trường đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Trường đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Trường đại học Mở Hà Nội.
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
  • Đại học Thương mại.
  • Đại học Văn hoá Hà Nội.
  • Đại học Lâm nghiệp.
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
  • Đại học Dân lập Đông Đô.
  • Đại học Dân lập Phương Đông.
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
  • Đại học Thành Đô.

Trường Cao đẳng đào tạo Quản trị Khách sạn tại Hà Nội.

  • Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
  • Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic.
  • Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại.
  • Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.
  • Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
  • Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.
  • Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội.
  • Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội.

Trường Đại học đào tạo Quản trị Khách sạn tại TP.HCM.

  • Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
  • Đại Học Tài Chính – Marketing.
  • Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
  • Đại Học Văn Hóa TP.HCM.
  • Đại Học Công Nghệ TP.HCM.
  • Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM.
  • Đại Học Tôn Đức Thắng.
  • Đại Học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM.
  • Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.
  • Đại Học Hoa Sen.

Trường Cao đẳng đào tạo Quản trị Khách sạn tại TP.HCM.

  • Cao Đẳng Nghề Du Lịch Sài Gòn.
  • Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn.
  • Cao Đẳng Kinh Tế – Công Nghệ TP.HCM.
  • Cao Đẳng Thực Hành FPT Polytechnic.
  • Cao Đẳng Nghề Việt – Mỹ.
  • Cao Đẳng Bách Việt.

Tùy vào mong muốn nguyện vọng của bạn, tham khảo điểm chuẩn xét tuyển đầu vào ngành Quản trị Khách sạn để có cho mình lựa chọn phù hợp nhất.

Yêu cầu của ngành Quản trị khách sạn.

Để trở thành sinh viên ngành Quản trị Khách sạn, bạn chỉ cần đạt mức điểm chuẩn mà các trường đưa ra hoặc đạt những yêu cầu xét tuyển thẳng về điểm học bạ và chứng chỉ ngoại ngữ.

yêu cầu của quản trị khách sạn

Tuy nhiên, để có thể học tập và làm việc hiệu quả, bạn cần phải sở hữu những phẩm chất và tính cách, các kỹ năng phù hợp với ngành học có thể liệt kê như.

  • Sự quan tâm, đam mê với ngành du lịch, dịch vụ và khách sạn.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng ăn nói khéo léo, lấy lòng người khác.
  • Có giọng nói dễ nghe, khả năng tiếp thị tốt thu hút khách hàng.
  • Có khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, tư duy nhanh, giải quyết kịp thời các tình huống bất ngờ.
  • Năng động, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng làm những công việc nặng nhọc.
  • Có kỹ năng quản lý tài chính tốt, cẩn trọng trong thu chi.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không ngừng trau dồi và cải thiện những kỹ năng cần thiết phục vụ cho học tập và làm việc đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhìn chung, đây đều là những điều chúng ta hoàn toàn có thể tự trau dồi theo thời gian. Vì vậy, nếu bạn đang yêu thích ngành học Quản trị Khách sạn, đừng chần chừ mà bổ sung cho mình những phẩm chất trên nhé.

Học quản trị khách sạn ra làm gì?

Câu hỏi học Quản trị khách sạn ra trường làm gì được rất nhiều bạn trẻ quan tâm trong bối cảnh như hiện nay.

học quản trị khách sạn ra làm gì

Nhìn chung, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, sinh viên cũng đều được các trường tạo cơ hội đi thực tập tại các khách sạn quanh khu vực dể có những trải nghiệm công việc thực tế đồng thời hướng nghiệp sau khi ra trường. Chính vì thế, cử nhân tốt nghiệp Quản trị Khách sạn sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc trong ngành khách sạn:

  • Nhân viên lễ tân khách sạn: Đảm nhiệm công việc tiếp đón khách tại quầy, cung cấp, tư vấn những dịch vụ cần thiết cho khách hàng.
  • Nhân viên tạp vụ dọn phòng ốc: Thực hiện công việc lau dọn, vệ sinh tại các phòng trong khách sạn, đảm bảo vệ sinh khách sạn theo yêu cầu cấp trên.
  • Cán bộ hành chính: quản lý các hoạt động văn phòng và hỗ trợ các bộ phận khác trong khách sạn.

Ngoài ra, nếu có khả năng, sinh viên sau khi hoàn thành tốt khóa đào tạo hoàn toàn có thể tự xây dựng một khách sạn, nhà nghỉ hay homestay của riêng mình và quản lý, vận hành chúng như những gì được học trước đó.

Tìm việc ngành quản trị khách sạn ở đâu?

Với ngành du lịch, dịch vụ đang ngày càng phát triển như hiện nay tại Việt Nam, sinh viên Quản trị khách sạn ra trường có thể tìm việc trực tiếp bằng cách liên hệ với khách sạn lớn qua website ví dụ như Lotte Hotel tuyển dụng.

Ngoài ra, với số lượng các hình thức cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng mọc lên ngày càng nhiều, do đó, bạn có thể tìm kiếm cho mình một vị trí phù hợp thông qua theo dõi những họi nhóm diễn đàn tuyển dụng, các trang tuyển dụng việc làm ngành khách sạn uy tín.

Hiện nay, StudentJob là một website tuyển dụng uy tín với hàng nghìn đầu công việc dược cập nhật liên tục phù hợp vơi ngành nghề bạn theo đuổi. Nếu bạn đang muốn tìm việc ngành khách sạn, tham khảo việc làm ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn nếu như bạn đang tìm kiếm một bến đỗ phù hợp trong ngành.

Ngoài ra, StudentJob cũng cung cấp cho bạn việc làm dựa theo vị trí của bạn như việc làm tại Hà Nội hay việc làm TP.HCM; Hoặc theo thời gian làm việc như việc làm part time - một hình thức phù hợp cho các bạn sinh viên hay việc làm thực tập - một hình thức làm việc phù hợp cho những bạn sinh viên năm 3 hoặc năm 4, v.v.

Theo dõi StudentJob mỗi ngày để có thể cập nhật những việc làm ngành Quản trị Khách sạn phù hợp với bản thân.

Lời kết.

Ngành Quản trị khách sạn là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều kỹ năng quản lý, tổ chức và giao tiếp. Hãy đảm bảo bạn nắm được những kiến thức về du lịch và khách sạn, cùng với những kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành một khách sạn để có thể theo đuổi ngành này và có nhiều cơ hội làm việc trong tương lai.

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.