Ngoại giao là gì? Học gì để làm Cán bộ ngoại giao?
Thị trường việc làm
Mục lục
Ngoại giao là gì? Ý nghĩa của hoạt động ngoại giao?
Ngoại giao là hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, là một trong những công cụ để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách đối ngoại của đất nước trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc và thượng tôn pháp luật quốc tế.
Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là đàm phán. Theo nghĩa rộng, ngoại giao bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động chính thức của những người đứng đầu nhà nước, chính phủ hay bộ trưởng bộ ngoại giao, cơ quan ngoại vụ ở trung ương, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
- Các đoàn đại biểu tham dự hội nghị, diễn đàn quốc tế và khu vực.
- Các hoạt động ngoại giao văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường,...
Ý nghĩa của ngoại giao. Ngoại giao có vai trò quan trọng trong việc:
- Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của đất nước.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
- Tăng cường vị thế và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
Như vậy, ngoại giao là một lĩnh vực quan trọng của đời sống quốc gia. Hoạt động ngoại giao hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
>>>Tìm hiểu thêm: OT là gì? Những quy định về tiền lương và số giờ làm OT mà bạn cần biết
Để trở thành một nhà ngoại giao cần làm như thế nào?
Hiện nay, muốn trở thành cán bộ ngoại giao phải thi tuyển công chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và đạt được những yêu cầu tối thiểu sau:
- Yêu cầu có đơn đăng ký và có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng và có chứng chỉ phù hợp;
- Phải có phẩm chất chính trị cũng như đạo đức tốt;
- Có đủ sức khỏe tốt để thực hiện mọi nhiệm vụ;
- Và đầy đủ các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí ứng tuyển.
Kỳ thi tuyển viên chức ngoại giao được chia thành 2 vòng và 3 chuyên ngành: Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế và Kinh tế quốc tế. Ngoại ngữ thường là các ngoại ngữ thông dụng như Anh, Pháp, Hoa, v.v.
Vòng 1. Thi trắc nghiệm tổng quan về kiến thức chung như: Tin học văn phòng, Ngoại ngữ (điều kiện).
Vòng 2. Gồm 2 phần:
- Phần 1 – Thi viết: 1 bài thi viết kiến thức chuyên ngành, thời gian 180 phút và 1 bài thi ngoại ngữ, thời gian 180 phút
- Phần 2 – Phỏng vấn: Bốc thăm trong 15 phút để chuẩn bị phỏng vấn, với 2 câu hỏi chính về chuyên ngành, 1 câu bằng tiếng Việt và 1 câu bằng ngôn ngữ của thí sinh.
Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, giám khảo hỏi thêm các câu hỏi liên quan đến câu hỏi bốc thăm hay các câu hỏi khác về xử lý tình huống trong công việc,… Trung bình mỗi ứng viên trả lời trong vòng 30 phút.
Kết quả cuộc thi tuyển chọn là tổng điểm của hai phần thi trong vòng này và tổng điểm từ cao xuống thấp.
Khác với trước đây, các bạn trẻ ngày nay có nhiều cơ hội và lựa chọn công việc đa dạng hơn khi ở trong ngành ngoại giao. Hiện nay, không chỉ Bộ Ngoại giao làm ngoại giao mà các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp… cũng làm ngoại giao.
Chính vì thế mà ngành này có cơ hội việc làm rộng mở. Ngoài Bộ Ngoại giao ra sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao có thể xin việc làm tại Ban Đối ngoại Trung ương, Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, cơ quan đối ngoại của các ban, bộ, ngành, đối ngoại các cơ quan sự địa phương.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Quản trị kinh doanh là gì?
Nghề ngoại giao có mức lương như thế nào?
Ngành Ngoại giao có mức thu nhập áp dụng công thức: “Lương hiện hưởng = Lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng”. Mức lương cơ sở do Nhà nước quy định từ ngày 01/07/2023 là 1.800.000 đồng.
Các tân cử nhân vào làm nghiệp vụ ngoại giao trong nước là chuyên viên bậc 1/9, hệ số lương (HSL) 2,34. Mỗi bậc là 3 năm, thông thường phải mất 24 năm mới đạt bậc tinh thông 9, HSL 4,98.
Cán bộ ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài không có lương, chỉ có sinh hoạt phí. Khi được cử đi công tác tại cơ quan đại diện, cán bộ ngoại giao được để lại 40% lương chính ở trong nước và được hưởng sinh hoạt phí ở nước ngoài.
Theo quy định của Bộ tài chính hiện nay mức sinh hoạt phí cơ bản là 650 USD = 100%. Chỉ số giá sinh hoạt hoàn toàn phụ thuộc vào hệ số lương.
Ngoài sinh hoạt phí, cán bộ ngoại giao được bảo hiểm y tế và được Nhà nước mua vé máy bay đi lại một lần. (1 lần khi nhận công tác và 1 lần sau khi kết thúc nhiệm vụ về nước)
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về Ngành Ngoại giao và những yếu tố cần thiết để trở thành một cán bộ ngoại giao tại Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nghề này cũng như các công việc khác trong lĩnh vực Xã hội và Nhân văn, bạn có thể tham khảo cuốn "Người trong muôn nghề: Ngành xã hội nhân văn có gì?"
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Kinh doanh quốc tế là gì?