Tìm hiểu phòng Research and Development trong doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp lớn, bộ phận R&D là một bộ phận vô cùng quan trọng và được đầu tư hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Vậy R&D là viết tắt của từ gì và chức năng của bộ phận R&D trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào? Hãy cùng StudentJob tham khảo và tìm hiểu về bộ phận R&D của công ty trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

Bộ phận R&D là gì?

Research and Development được viết tắt là R&D và có nghĩa là Nghiên cứu và Phát triển. Bộ phận R&D của một tổ chức hay các doanh nghiệp có nhiệm vụ phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tính năng mới cho sản phẩm mới, nghiên cứu cải tiến sản phẩm cũ, quy trình cũ nhằm tối ưu hóa chi phí và hiệu quả.

Bộ phận R&D trong doanh nghiệp có chức năng như thế nào?

Tất cả các ngành công nghiệp đều cần có bộ phận R&D. Nếu muốn đứng vững, phát triển và lọt vào TOP những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, doanh nghiệp phải đầu tư mạnh cho bộ phận R&D để có thể theo kịp sự phát triển của công nghệ, từ đó đưa ra những dòng sản phẩm mới có sự đột phá, có sự thu hút khách hàng, dẫn đầu về thị trường.

Việc không đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng tụt hậu so với đối thủ và chắc chắn sẽ bị thị trường đào thải ngay lập tức bởi những sản phẩm lạc hậu, thua kém đối thủ.

Thực tế cho thấy, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, chế tạo, hóa - sinh - y, dược… mới cần có bộ phận nghiên cứu & phát triển, mà ngay cả trong các lĩnh vực như giáo dục, du lịch, ngân hàng… thì R&D cũng đóng vai trò rất quan trọng.

R&D là gì?

Chuyên viên R&D làm công việc gì?

Các công việc trong bộ phận R&D của doanh nghiệp là gì? Chức năng của bộ phận R&D là gì và nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên R&D là gì?

R&D sản phẩm (Product R&D)

Đây cũng là một trong những hoạt động được thực hiện nhiều nhất tại các phòng R&D của các doanh nghiệp.

Quá trình R&D Sản phẩm bao gồm các công việc: nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới, thiết kế và thử nghiệm các ứng dụng mới cho nhiều sản phẩm, đồng thời đo lường kết quả và xây dựng quy trình sản xuất công nghiệp cho sản phẩm cũng như đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chung.

Ngoài ra, Product R&D còn bao gồm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tâm lý khách hàng, phối hợp với bộ phận kinh doanh, marketing, CSKH để tối ưu hóa sản phẩm theo sự thiếu hụt và nhu cầu của thị trường, và đảm bảo tính ứng dụng của sản phẩm.

R&D công nghệ (Technology R&D)

Nhiệm vụ của phòng R&D Công nghệ bao gồm 2 hướng chính bao gồm:

  • Nghiên cứu công nghệ mới trong khoa học
  • Nghiên cứu quy trình ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm thương mại.

Công nghệ là nền tảng cốt lõi để phát triển sản phẩm, nhưng việc nghiên cứu và phát triển công nghệ đòi hỏi những khoản đầu tư cực kỳ lớn, cùng với đội ngũ kỹ sư và nhà nghiên cứu có trình độ cao.

Vì vậy, chỉ những tập đoàn lớn, có nguồn vốn dồi dào mới có bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Còn lại, bộ phận R&D Công nghệ của công ty chỉ tập trung nghiên cứu quy trình ứng dụng công nghệ mới vào sản phẩm thương mại.

R&D quy trình 

Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm đó là những quy trình. Đặc biệt, đối với các ngành liên quan đến sản xuất, chế tạo thì quy trình của R&D giúp nâng cao hiệu quả vận hành máy móc, quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực.

Đối với các ngành liên quan đến dịch vụ thì R&D giúp rút ngắn thời gian, mang đến sự hài lòng cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

R&D bao bì (Packaging R&D)

Bao bì là một phần của sản phẩm, không chỉ là “điểm chạm” thu hút khách hàng mà còn giúp tối ưu chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, hỗ trợ cho việc bảo quản, vận chuyển. dễ dàng hơn.

Do đó, công việc nghiên cứu và phát triển bao bì ngày nay đã được tách ra thành một lĩnh vực độc lập. Nghiên cứu & phát triển bao bì bao gồm tối ưu hóa vật liệu, thiết kế, định lượng và quy cách đóng gói. Tùy theo từng ngành, hoạt động R&D bao bì sẽ có sự khác biệt về các yếu tố trên.

Công việc nghiên cứu và phát triển bao bì

Phẩm chất của một chuyên gia R&D xuất sắc

  • Am hiểu sâu, vững kiến thức chuyên môn về ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một chuyên viên nghiên cứu và phát triển.
  • Kỹ năng nghiên cứu tốt: Chuyên viên R&D phải có khả năng phân tích logic, thành thạo trong việc lập kế hoạch, tìm kiếm và tổng hợp thông tin
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Mỗi sai sót trong nghiên cứu sẽ dẫn đến tổn thất chi phí rất lớn, vì vậy người làm công việc nghiên cứu và phát triển cần rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận.

Lời kết

Hy vọng thông qua việc tìm hiểu chức năng của bộ phận R&D (Research and Development) là gì, các bạn đã biết được R&D là viết tắt của từ gì cũng như chức năng nhiệm vụ của bộ phận R&D trong mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc, để không bỏ lỡ những vị trí tuyển dụng hấp dẫn nhất hãy truy cập StudentJob ngay nhé.

Bài viết liên quan

Jollibee tuyển dụng 2024: Mức lương & Phúc lợi nhân viên
Jollibee không chỉ là một cái tên quen thuộc đối với khách hàng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh mà còn là một địa điểm làm việc hấp dẫn dành cho rất nhiều bạn trẻ. Với sự mở rộng liên tục cả về quy mô lẫn dịch vụ, Jollibee liên tục tạo ra các cơ hội việc hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên. Hãy cùng StudentJob khám phá cơ hội tuyển dụng tại Jollibee cùng với các thông tin chi tiết về mức lương và chế độ phúc lợi mà Jollibee đem lại cho nhân viên của mình nhé!
KFC tuyển dụng 2024: Mức lương nhân viên & Đãi ngộ
Bạn là sinh viên đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp thú vị và đầy thách thức? Đừng lo đã có KFC - một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới, đang mở rộng đội ngũ nhân sự vào năm 2024. Hãy cùng StudentJob tìm hiểu kỹ hơn về thương hiệu gà rán nổi tiếng thế giới này nhé!
5 Lời khuyên để làm việc từ xa hiệu quả
Làm việc từ xa là một xu hướng ngày càng phổ biến trong thời đại công nghệ số. Làm việc từ xa có thể đem lại sự linh hoạt về thời gian, tiết kiệm chi phí, cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, làm việc từ xa cũng có những thách thức riêng, đòi hỏi người lao động phải có những kỹ năng cùng thói quen phù hợp để làm việc hiệu quả. Trong bài viết này, StudentJob sẽ đưa ra cho bạn một số lời khuyên cụ thể để làm việc từ xa hiệu quả. Cùng đón đọc nhé!