Ngày cuối trước khi Nghỉ việc: Nên và Không nên làm gì?

30/08/2023 11:00
Chuyện công sở
Khi bạn nghỉ việc cho dù vì bất kỳ lý do gì hãy chú ý đến những ngày cuối cùng khi đi làm. Mọi hành động, lời nói của bạn trong ngày cuối cùng đi làm thường khá nhạy cảm và nếu như không tinh tế, bạn còn có thể để lại những rắc rối khó lường. Cùng StudentJob tìm hiểu những điều nên làm qua bài viết sau đây.

Mục lục

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về công việc, mục tiêu phát triển cùng xem xét với những dấu hiệu nên nghỉ việc, bạn cuối cùng cũng chính thức xin nghỉ với cấp trên. Lúc này, những ngày cuối cùng của bạn với công việc cũ thường cho bạn cảm giác khó tả. Vậy bạn nên và không nên làm gì trong những ngày cuối trước khi nghỉ việc này?

Những điều nên làm trong ngày cuối cùng đi làm.

Bạn đã sẵn sàng cho hành trình mới và hiện tại đang trải qua những ngày cuối cùng trước khi nghỉ việc hoàn toàn. Những điều bạn nên làm vào ngày cuối đi làm để tránh những rắc rối bao gồm như sau.

1. Hoàn thành nốt những task được giao.

Kể cả khi đã có quyết định sắp nghỉ việc, bạn vẫn cần hoàn thành nốt trách nhiệm từ những task có thời hạn hoàn thành trước ngày bạn nghỉ việc chính thức. Bạn không nên hoàn toàn phủi bỏ trách nhiệm công việc và nhàn rỗi chờ đến ngày bạn nghỉ việc.

Vào những ngày cuối cùng trước khi nghỉ việc, hãy sắp xếp các Task được giao theo khoảng thời gian hợp lý, những Task nào đến thời hạn cần hoàn thành bạn vẫn cần phải hoàn thành. Những task có thời hạn sau thời gian nghỉ việc, bạn vẫn có thể làm trong khả năng có thể và tránh thái độ bỏ bê công việc để lại ấn tượng xấu.

nên làm trong những ngày cuối trước khi nghỉ việc: hoàn thành task được giao

2. Bàn giao công việc

Sau khi hoàn thành những đầu công việc ở trong khả năng của mình, hãy chắc chắn hãy bàn giao những công việc còn lại đầy đủ cho những người khác. Bạn có thể bàn giao cho trưởng phòng, trưởng nhóm hoặc ai đó mới vào để thay thế vị trí của bạn.

Tóm lại hãy đảm bảo những công việc còn tồn đọng được chuyển giao cho người khác để tiếp tục thay vì đi trong im lặng và để lại nhiều công việc dang dở làm ảnh hưởng đến công ty.

3. Dọn dẹp chỗ ngồi

Trước khi rời đi, hãy dọn dẹp lại chiếc bàn làm việc mà bạn vẫn thường ngồi. Hãy thu dọn những vật phẩm cá nhân và mang chúng đi theo và để lại những vật phẩm không thuộc quyền sở hữu của bạn.

Tránh việc rời khi bàn làm việc vẫn còn ngổn ngang đồ đạc và những người ở sau phải dọn dẹp giúp bạn. Điều này sẽ để lại ấn tượng không tốt cho những người đồng nghiệp và sếp cũ.

nên làm trong những ngày cuối trước khi nghỉ việc: dọn dẹp chỗ làm việc

4. Hoàn trả những tài sản của công ty

Sau khi dọn dẹp bàn làm việc, bạn sẽ mang đồ cá nhân về những những tài sản thuộc công ty (Laptop, chuột, bàn phím, điện thoại, v.v.) cấp để phục vụ công việc buộc phải hoàn trả toàn bộ.

Tránh lấy hoặc mang theo những tài sản không thuộc về mình để dính phải những trọng trách pháp lý nếu bị phát hiện.

5. Xin thư giới thiệu

Nếu công ty cũ của bạn có thể phục vụ cho mục đích học tập hoặc làm đòn bẩy cho những cơ hội sau này, đừng ngần ngại xin thư giới thiệu từ người sếp hay giám đốc. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn cũng không cần quá e ngại khi thực hiện. Chắc chắn sếp hay giám đốc của bạn sẽ hiểu và hoàn thành bức thư giới thiệu cho bạn.

6. Chào tạm biệt mọi người.

Sau một khoảng thời gian gắn bó, ít nhiều chắc chắn bạn sẽ đều có cảm mến với những người đồng nghiệp, sếp hay công ty cũ. Vì vậy, trước khi rời đi, hãy chào tạm biệt mọi người bằng những lời chia tay chân tình nhất.

Bạn cũng nên viết thư gửi sếp và cảm ơn vì đã giúp đỡ bạn trong chặng đường vừa qua. Hãy hạn chế lẳng lặng rời đi bởi nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của những đồng nghiệp ở lại. Dù bạn có nghỉ việc vì bất cứ lý do gì, hãy vẫn nên có lời chào để mọi chuyện được kết thúc trong êm đẹp.

Chẳng hạn vào ngày cuối cùng bạn trước khi nghỉ việc bạn có thể mua hoa quả, nước và cùng mọi người ăn uống vui vẻ. Hãy vứt bỏ những điều bạn vẫn ấm ức xưa nay, những cảm giác không hài lòng về công ty ở lại và bước tiếp trên những con đường mới.

nên làm trong những ngày cuối trước khi nghỉ việc: chào tạm biệt mọi người

7. Giữ liên lạc

Nghỉ việc không có nghĩa là bạn sẽ cắt đứt liên lạc với những người đồng nghiệp hay sếp cũ. Hãy nói với họ rằng bạn sẽ giữ liên lạc và sẽ đôi lần hỏi thăm họ trong tương lai.

Chẳng ai nói trước trong tương lai bạn có thể gặp lại họ và cần đến sự giúp đỡ từ họ, vì vậy trong ngày cuối trước khi nghỉ việc, hãy nói với đồng nghiệp giữ liên lạc bạn nhé.

Những điều không nên làm trong ngày cuối cùng đi làm.

Hãy nhớ rằng, ra đi một cách tinh tế đảm bảo quan hệ tích cực và danh tiếng mạnh mẽ. Bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ, bày tỏ lòng biết ơn và duy trì liên lạc, bạn có thể kết thúc thời gian làm việc của mình một cách thành công.

1. Lười biếng làm việc.

Kể cả khi bạn đã được phê duyệt đơn xin nghỉ việc, đừng vì thế mà bắt đầu lười biếng trong công việc. Hãy chú ý duy trì sự chuyên nghiệp và tiếp tục có những đóng góp cho công ty vào ngày những ngày cuối trước khi nghỉ việc.

Đây là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với công việc và cả nững người sếp hay đồng nghiệp cũ trong công ty. Việc bạn rời đi sau đó vẫn sẽ để lại những ấn tượng tích cực.

không nên làm trong những ngày cuối trước khi nghỉ việc: lười biếng làm việc

2. Không chịu bàn giao, bỏ bê công việc.

Nếu như vào những ngày cuối trước khi nghỉ việc bạn vẫn còn nhiều task được giao và không có khả năng hoàn thành, hãy chắc chắn rằng mình sẽ bàn giao đầy đủ cho cấp trên hoặc đồng nghiệp hay những người thay thế vị trí của bạn.

Tránh việc bạn vẫn ôm đồn nhiều task nhưng lẳng lặng bỏ bê công việc không chịu hoàn thành hoặc không chịu bàn giao với những người khác và rời đi để lại một mớ hỗn độn.

3. Nói xấu công ty và sếp với đồng nghiệp.

Cho dù bạn có gặp phải bất cứ dấu hiệu nào khiến bạn nghỉ việc hay sự chịu đựng những đồng nghiệp toxic dồn bạn đến quyết định nghỉ việc. Thì những ngày cuối cùng trước khi nghỉ việc bạn vẫn không được phép nói xấu bất cứ ai hay bất cứ điều gì và coi đó là việc giải tỏa.

Hãy giữ vững sự thân thiện cho đến những giây phút cuối cùng rời đi và đừng lan truyền bất cứ tin đồn nào liên quan đến vấn đề nghỉ việc của bạn, tránh gây hoang mang cho những người ở lại.

không nên làm trong những ngày cuối trước khi nghỉ việc: nói xấu với đồng nghiệp

4. Không nói lời chào tạm biệt.

Đừng nghỉ việc và lẳng lặng rời đi như thể chưa từng là một phần của công ty. Dù cho công việc có áp lực hay trong quá trình làm việc bạn còn phải chịu nhiều ấm ức, hãy vẫn dành cho những đồng nghiệp hay người quản lý, người sếp của bạn những lời chào tạm biệt hay những lời cảm ơn chân thành.

Hành động này không những giúp bạn để lại những ấn tượng tốt trước khi rời đi mà còn giúp cho bạn có cơ hội duy trì những mối quan hệ chất lượng làm cơ sở cho những bước tiến sau này.

Lời kết.

Tóm lại, nghỉ việc luôn là vấn đề nhạy cảm ở trong các công ty doanh nghiệp. Bạn càng khéo léo và tinh tế bao nhiêu thì mọi người càng có ấn tượng với bạn bấy nhiêu. Hãy luôn chú ý những điều Nên và Không nên làm vào những ngày cuối trước khi nghỉ việc để mọi chuyện trở lên dễ dàng hơn bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

8 Mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích và chuyên nghiệp
Khi muốn rời bỏ một công việc, việc viết một đơn xin nghỉ việc/thôi việc là một bước quan trọng và rất cần thiết. Đây không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với công ty, đồng nghiệp mà còn là cơ hội để mở ra nhiều cơ hội mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Dấu hiệu và Cách để đối phó với một người Sếp tồi
Một người sếp tồi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc và cảm xúc cá nhân của bạn. Vì vậy, hiểu được các dấu hiệu của người sếp tồi và học cách xử lý những tình huống như vậy có thể giúp bạn vượt qua trở ngại để phát triển sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá những đặc điểm chung của những người sếp tồi, cung cấp các cách đối phó hiệu quả người quản lý khó ưa này.
Nhận biết hành vi thiên vị nơi công sở và cách ứng xử
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tác động tiêu cực đến tâm lý nhân viên là điều nên tránh và cần xử lý triệt để. Có những vấn đề dễ dàng nhận thấy và giải quyết ngay, tuy nhiên có những vấn đề gây ra ảnh hưởng ngầm khó xử lý. Một trong những hiện tượng nan giải nhất có thể đầu độc tinh thần nhân viên là sự thiên vị ở nơi làm việc. Đây là một hiện tượng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả tổ chức và cá nhân.