Đồng nghiệp Toxic: Cách nhận biết, phân loại và đối phó

29/08/2023 11:40
Chuyện công sở
Sự toxic trong bất cứ trường hợp nào cũng đều mang đến mệt mỏi và kiệt quệ về tinh thần. Vậy bạn đã biết được những dấu hiệu nhận biết đồng nghiệp toxic, họ có những kiểu nào và làm sao để đối phó với họ. Hãy cùng StudentJob đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Dấu hiệu của những người đồng nghiệp Toxic

Những người đồng nghiệp toxic dường như có mặt ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề và mọi hình thức làm việc. Từ công việc chân tay đến những công việc trí óc. Từ làm tại văn phòng công sở đến những nhà máy, công trường. Biểu hiện của những kẻ toxic thường thấy như sau đây:

  • Thích nói sau lưng và lan truyền tin đồn xấu về người khác.
  • Bắt nạt  ma mới, thường xuyên sai làm những chuyện lặt vặt.
  • Chiếm đoạt công sức, thành quả của người khác và cho là của mình.
  • Trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi hành vi sai phạm của mình cho người khác.
  • Luôn tiêu cực và than phiền về mọi việc.
  • Cản trở công việc của người khác.
  • Cạnh tranh quá mức.

dấu hiệu nhận biết đồng nghiệp toxic

Dù gặp phải hành vi nào của những người đồng nghiệp toxic chúng ta cũng đều cảm thấy mệt mỏi và uể oải khi đi làm. Đặc biệt những ngày làm việc bỗng trở nên khó khăn và không còn hứng thú vào mỗi sáng thức dậy.

Phân loại những kiểu Đồng nghiệp Toxic.

Nhìn chung, những người đồng nghiệp toxic đều có chung đặc điểm là biến môi trường làm việc trở thành một nơi ủ rũ và kiệt sức đối với người khác. Chúng ta có thể chia thành 6 kiểu đồng nghiệp toxic như sau.

1. Người ái kỷ.

Những người đồng nghiệp ái kỷ là những người luôn tự cho mình là giỏi xuất chúng hơn người khác. Họ coi bản thân mình là trung tâm của sự chú ý và coi thường người khác. Họ từ chối nhận những lời góp ý và luôn cố hết sức để tìm kiếm sự ngưỡng mộ từ những đồng nghiệp khác, thậm chí là dìm người khác xuống và tâng bốc bản thân mình lên nhằm đạt được mục đích.

2. Kẻ bắt nạt.

Những kẻ bắt nạt luôn xuất hiện ở bất cứ đâu, ở bất cứ công việc nghề nghiệp nào. Nhữn kiểu đồng nghiệp toxic này thường tìm kiếm những đối tượng yếu thế hơn ví dụ những người mới vào, thực tập sinh hay thử việc để thực hiện các hành động sai vặt, nhờ vả hoặc thậm chí đổ lỗi và gây rối.

3. Kẻ thích phá hoại.

Những kẻ thích phá hoại luôn nhắm đến những người mà họ coi là đối thủ. Hoặc là phá hoại công sức làm việc hoặc là phá hoại hình ảnh của người khác và lan truyền tin đồn nói xấu hủy hoại danh dự và nhân phẩm của họ. Họ còn có thể tham gia chiếm đoạt công sức làm việc của người khác, chiếm đoạt thành phẩm hay đổ lỗi cho người khác những lỗi lầm họ gây ra.

4. Kẻ gây rối.

Những đồng nghiệp Toxic kiểu này thường thích tạo ra rắc rối hay drama ở nơi làm việc để thu hút những người khác. Họ thích sự xung đột và bất ổn trong một tập thể, có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau. Họ còn có thể phóng đại tình huống, gây căng thẳng giữa các đồng nghiệp khác với nhau và tạo ra những cuộc tranh cãi không cần thiết và hưởng thụ nó.

5. Người thích than phiền.

Đồng nghiệp thích nói xấu này là những kẻ thích than phiền, thích đổ lỗi và luôn nhìn mọi việc dưới một góc nhìn tiêu cực. Họ thích lan tỏa sự tiêu cực chán trường của bản thân và làm mất năng lượng của người khác bằng những lời kêu ca đổ lỗi. Sự tiêu cực của họ có thể để lại hậu quả rất xấu đặc biệt khi làm việc theo dự án và đội nhóm, làm ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất làm việc chung.

6. Người thích soi mói.

Những người đồng nghiệp toxic thích soi mói luôn thích tìm ra những sơ hở dù là nhỏ nhất để bắt lỗi hoặc mách lẻo. Họ có khát khao mãnh liệt trong việc chứng minh người khác hay những điều mà họ làm là không tốt và không hoàn hảo. Một người đồng nghiệp thích soi mói trong môi trường làm việc sẽ khiến cho những người khác luôn cảm thấy bị theo dõi, mệt mỏi và kiệt sức vì những gì kẻ toxic kia gây ra.

phân loại đồng nghiệp toxic

Cách đối mặt với những Đồng nghiệp Toxic.

Những kẻ toxic tồn tại luôn khiến chúng ta cảm thấy tiêu cực và mệt mỏi. Đặc biệt trong môi trường làm việc, nơi cần rất nhiều năng lượng và tinh thần để phấn đấu mỗi ngày, sự tồn tại của những người đồng nghiệp toxic luôn khiến chúng ta muốn từ bỏ và mỗi ngày đi làm trở thành địa ngục. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nên nghỉ việc bạn có thể xem xét.

Tuy nhiên, nếu chuyện nghỉ việc là quá khó khăn, bạn có thể tham khảo những cách đối mặt với kẻ toxic chốn công sở như sau.

1. Giữ sự chuyên nghiệp.

Đừng để hành vi toxic của đồng nghiệp ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp trong công việc của bạn. Hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh và lịch thiệp ngay cả khi họ có đang cố châm ngòi cho những cuộc mâu thuẫn xấu để mọi chuyện không đi quá xa.

Quan trọng hơn, hãy luôn giữ một cái đầu lạnh khi đối mặt với những tình huống khó khăn và chống lại những hành vi độc hại. Đặc biệt, học cho mình thái độ điềm tĩnh, chuyên nghiệp trước mọi việc giúp tinh thần bạn ổn định và tích cực hơn. Bạn có thể tham khảo các kỹ năng giao tiếp nơi công sở để có thể giữ bỉnh tĩnh trước những tình huống khó khăn khi đồng nghiệp toxic.

2. Lưu lại bằng chứng những hành vi toxic.

Nếu không thể đưa bản thân mình tránh xa khỏi những sự toxic của họ, hãy lưu lại bằng chứng của những hành vi đó và sử dụng nó khi cần.

Chẳng hạn khi họ nói xấu ai đó với bạn hay bạn phát hiện những hành vi dối trá phá hoạt, tốt nhất hãy lưu lại thật nhanh để bảo vệ bản thân mình và người khác. Sẽ chẳng biết được một ngày nào đó bạn lại là nhân vật chính cho những rắc rối mà họ gây ra và dùng những bằng chứng được ghi lại để chứng minh chống lại những kẻ đồng nghiệp toxic kia.

cách đối phó đồng nghiệp toxic: lưu lại bằng chứng

3. Trực tiếp góp ý với họ.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng lời nói hoặc qua tin nhắn để góp ý một cách lịch thiệp với những người đồng nghiệp toxic xung quanh. Tránh đổ lỗi hay buộc tội họ mà hãy giải thích những hành vi của họ đã và đanh ảnh hưởng đến chất lượng công việc của chính họ và cả những người khác ở nơi làm việc.

Bạn cũng có thể kết hợp với những người đồng nghiệp khác cũng có suy nghĩ giống bạn để tác động thêm, yêu cầu họ thay đổi hoặc dừng những hành vi toxic để bảo vệ môi trường làm việc chuyên nghiệp.

4. Giữ khoảng cách.

Một phương pháp an toàn mà bạn có thể làm đó là giữ khoảng cách với những người đồng nghiệp toxic này. Bạn không thể nhảy việc liên tục và đôi khi cũng rất khó để có thể góp ý với những kẻ toxic cứng đầu.

Vì vậy, hãy ưu tiên tránh xa họ và tránh bị cuốn theo những rắc rối hay drama do họ tạo ra. Hãy chỉ tập trung làm công việc của mình và bỏ ngoài tai những ồn ào xung quanh để không vướng bị ảnh hưởng.

5. Tìm đồng minh.

Trong một môi trường làm việc, không khó gì để tìm những người cũng muốn tránh xa sự toxic giống bạn.

Hãy kết bạn với họ và cùng nhau chia sẻ sự tích cực thay vì để những đồng nghiệp toxic ảnh hưởng đến tâm trạng vào mỗi ngày đi làm. Khi bạn có đồng minh tức cũng có người sẵn sàng bảo vệ bạn trước những lời bịa đặt nói xấu hay đổ lỗi.

Những người đồng minh cũng có thể trở thành những người bạn tốt nơi làm việc để bạn có thể chia sẻ, giúp đỡ và có thêm động lực đi làm mỗi ngày.

cách đối phó đồng nghiệp toxic: tìm đồng minh

6. Chăm sóc bản thân tốt hơn.

Đối mặt với những người đồng nghiệp toxic trong một thời gian dài cũng với những áp lực công việc có thể khiến cho bạn mệt mỏi và đặc biệt căng thẳng. Hãy chắc chắn rằng sau mỗi ngày làm việc, bạn sẽ dành thời gian chăm sóc cho bản thân mình cả thể chất lẫn tinh thần để xoa dịu những mệt mỏi.

Bạn có thể tổ chức những buổi nấu ăn, tụ tập với những người bạn tốt, trò chuyện cùng với gia đình, người yêu hay bạn đời về những áp lực. Bạn cũng có thể rèn luyện khả năng viết lách bằng cách viết nhật ký, hoặc thiền định để giải tỏa dòng suy nghĩ tiêu cực, đón nhận những điều tích cực đến với mình.

7. Tìm môi trường mới.

Sau tất cả những cố gắng không mang lại kết quả, điều cuối cùng bạn có thể làm để đối phó với những người đồng nghiệp toxic là không làm việc cùng họ nữa và chuyển công việc hay công ty khác.

Quá trình tìm việc làm nên được xem xét kỹ hơn, bạn có thể tham khảo người thân hay những người đi trước về môi trường làm việc tại bất cứ công ty nào bạn muốn ứng tuyển. Sau cùng, sự chuyển đến một công việc mới giúp bạn cắt đứt khỏi những kẻ toxic ngay lập tức và nhanh chóng lấy lại tinh thần.

8. Áp dụng phương pháp làm làm việc hiệu quả.

Bạn hoàn toàn có thể chỉ tập trung vào công việc nếu những đồng nghiệp toxic đó không có liên quan đến công việc của bạn. Thay vì để tâm đến những đồng nghiệp toxic, hãy cải thiện bản thân và tập trung vào công việc của bạn hơn. Nếu bạn làm tốt công việc của bạn, biết cách báo cáo và hoàn thành công việc đúng thời hạn thì bạn sẽ khiến người khác bớt săm soi bạn hơn. Bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp làm việc hiệu quả như phương pháp Pomodoro mà StudentJob đã biên tập rất chi tiết trong bài viết.

cách đối phó đồng nghiệp toxic: tìm môi trường mới

Lời kết.

Nhìn chung, những người đồng nghiệp toxic sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của chúng ta, đặc biệt làm giảm đi năng suất và sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Bằng việc nhận biết được những hành vi toxic độc hại từ đồng nghiệp, chúng ta có thể cảnh giác và bảo vệ bản thân tốt hơn, tránh vướng phải những rắc rối. StudentJob mong rằng bạn sẽ tìm được những công việc với môi trường làm việc phù hợp. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Layoff là gì? Làm sao vững vàng vượt qua làn sóng layoff?
Layoff không phải là một khái niệm xa lạ và không còn mới mẻ trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Tình hình kinh doanh bất ổn khiến các chủ lao động không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sa thải nhân viên - ngay cả những nhân viên mà họ yêu mến.
8 Mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích và chuyên nghiệp
Khi muốn rời bỏ một công việc, việc viết một đơn xin nghỉ việc/thôi việc là một bước quan trọng và rất cần thiết. Đây không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với công ty, đồng nghiệp mà còn là cơ hội để mở ra nhiều cơ hội mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Dấu hiệu và Cách để đối phó với một người Sếp tồi
Một người sếp tồi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc và cảm xúc cá nhân của bạn. Vì vậy, hiểu được các dấu hiệu của người sếp tồi và học cách xử lý những tình huống như vậy có thể giúp bạn vượt qua trở ngại để phát triển sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá những đặc điểm chung của những người sếp tồi, cung cấp các cách đối phó hiệu quả người quản lý khó ưa này.