Ngành đào tạo Luật kinh tế là gì? Tốt nghiệp ra làm gì?

Ngành luật kinh tế là ngành học đã xuất hiện từ rất lâu đời và đang dần hot trở lại trong những năm gần đây. Với sự phát triển trong nhu cầu kinh doanh, thành lập doanh nghiệp hay trước những chính sách kinh tế, am hiểu về luật sẽ giúp bạn bước lên 1 tầm cao mới. Cùng StudentJob tìm hiểu về ngành học này nhé.

Mục lục

Luật kinh tế là như thế nào?

Luật Kinh tế - tên tiếng anh là Economic Law - là một ngành kết hợp giữa việc học các kiến thức về luật pháp với những kiến thức tổng hợp trong kinh tế học.

Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và công nhận. Mục tiêu là giải quyết các vấn đề của quá trình kinh doanh, thương mại, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh được diễn ra một các hiệu quả nhất. 

Ngành luật kinh tế là gìLuật kinh tế kết hợp giữa việc học các kiến thức về luật pháp với những kiến thức tổng hợp trong kinh tế học

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành đào tạo Quản trị kinh doanh là gì?

Ngành Luật kinh tế đào tạo những gì?

Ngành luật kinh tế sinh ra để cung cấp những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh kể đến như:

  • Kiến thức về tranh chấp tố tụng trong kinh doanh, giải quyết những tranh chấp đó thông qua quá trình phân xử bằng pháp luật.
  • Kỹ năng tổ chức các hoạt động kinh tế, tra cứu, cập nhật, phân loại văn bản quy phạm pháp luật.
  • Cách thức nghiên cứu và xử lý các vấn đề có tính pháp lý liên quan đến chính doanh nghiệp và sự quản lý của nhà nước với doanh nghiệp đó.

Về cơ bản, đúng như tên gọi của ngành Luật kinh tế, sinh viên theo học sẽ được cung cấp các kiến thức về "luật" và "kinh tế". Ngành này không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản đại cương về các bộ luật, sinh viên còn được nghiên cứu chuyên sâu về các bộ luật, điều luật có trong luật kinh tế.

Tại đây, sinh viên sẽ được làm quen với Luật cung - cầu, luật tư lợi và luật cạnh tranh, một số những môn học then chốt như Luật Sở hữu trí tuệ; Luật kinh doanh thương mại; Thủ tục đầu tư và đăng ký kinh doanh; Luật kinh doanh bất động sản; Quy định nghĩa vụ bồi thường; Luật xây dựng;.v.v.

Sinh viên cũng sẽ được học hỏi thêm những kỹ năng mềm khác bổ trở cho quá trình học tập và nghiên cứu như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm, phân tích điều luật, kỹ năng giải quyết vấn đề,.... Đảm bảo được trang bị đầy đủ nhất trước khi tốt nghiệp ra trường.

Học Luật kinh tế ở đâu?

Hiện nay, Luật kinh tế vẫn đang là ngành có sức nóng đối với các bạn học sinh và sinh viên. Một số trường đào tạo ngành Luật kinh tế Top đầu tại Việt Nam có thể kể đến như: 

  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Thương Mại
  • Đại học Vinh
  • Đại học Kinh tế - Luật - Đại học QG tp HCM
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Lao động Xã hội
  • Đại học Mở Hà Nội

>>>Tìm hiểu thêm: Top 6 trường đào tạo ngành Bất động sản

Trường đại học đào tạo ngành Luật kinh tếCó nhiều trường đào tạo ngành Luật kinh tế cho sinh viên lựa chọn

Tổ hợp thi xét tuyển ngành Luật kinh tế tại các trường bao gồm: 

  • A00: Toán - Lý - Hóa
  • A01: Toán - Lý - Anh
  • C00: Văn - Sử - Địa
  • D01: Toán - Văn - Anh
  • D14: Văn - Sử - Anh

Tùy theo năng lực, sở thích cũng như đam mê của cá nhân, bạn có thể lựa chọn tổ hợp môn cũng như ngôi trường phù hợp với bản thân.

Sinh viên tốt nghiệp Luật kinh tế ra trường làm gì? 

Hiện nay, thị trường việc làm của ngành Luật kinh tế rất rộng mở, do đó những cử nhân tốt nghiệp ngành Luật kinh tế sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp tại các trường đại học không cần quá lo lắng trong vấn đề tìm việc làm. Những công việc ngành luật rất phong phú, bạn có thể tham khảo như:

  • Luật sư chuyên ngành Luật kinh tế: Thường xuyên đảm nhận các vụ việc liên quan đến kiện tụng pháp lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định luật pháp, chính sách nhà nước.
  • Chuyên viên tư vấn pháp lý: Đây là một công việc với môi trường làm việc tốt và mức lương ổn định. Hiện nay, tại hầu hết các doanh nghiệp đều cần sự tư vấn từ các chuyên viên pháp lý để giải quyết những thủ tục cũng như đưa ra các quyết định trong việc phát triển doanh nghiệp lớn mạnh.
  • Chuyên viên thực hiện pháp lý: Công việc của chuyên viên thực hiện pháp lý là hỗ trợ các Luật sư thực hiện các dịch vụ trong quá trình làm việc.
  • Làm việc tại phòng pháp lý cho các doanh nghiệp nhà nước.
  • Tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy Luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, trường đại học trên cả nước.
  • Tham gia vào nghiên cứu Luật pháp.

Sinh viên cần sở hữu điều gì để theo đuổi ngành Luật kinh tế

Luật kinh tế là một ngành học được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Nhưng không phải ai cũng có thể học và theo đuổi ngành này. Vì vậy, để có thể làm được điều đó, bạn cần phải có những tố chất như:  

Khả năng ghi nhớ tốt.

Có thể nói Luật kinh tế khá khô khan và khó theo đuổi bởi có tính học thuật rất cao. Văn bản quy phạm pháp luật cũng không hề ít, vì thế, bạn sẽ phải thường xuyên ghi nhớ, cập nhật kịp thời các bộ luật để có thể bắt kịp giải quyết những vấn đề trong công việc. Một khả năng ghi nhớ tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong ngành này. 

Sinh viên học luật kinh tế cần có những tố chất gìHọc Luật kinh tế sẽ phải thường xuyên ghi nhớ các bộ luật để có thể bắt kịp giải quyết những vấn đề trong công việc

Có Tư duy phản biện.

Đối mặt với những vấn đề liên quan đến luật pháp, điều quan trọng nhất bạn cần có là tư duy phản biện sắc bén. Điều này giúp bạn dễ dàng có được cơ hội phát triển trong công việc và thăng tiến không ngừng. Khi có tư duy phản biện tốt, không những bạn có thể làm việc tốt hơn, mà còn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân, được nhiều người biết đến và tin tưởng.

Có bản lĩnh.

Đặc thù của ngành là thường xuyên làm việc với các vụ tranh chấp, tố tụng, những rủi ro trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chắc chắn bạn phải là một người mạnh mẽ và có bản lĩnh, để luôn vững vàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trên thương trường. Đồng thời, bản lĩnh sẽ giúp bạn trở thành con người ngay thẳng, dễ dàng thuyết phục mọi người trước những vấn đề quan trọng.

Đam mê với công việc.

Không chỉ với ngành Luật kinh tế mà với bất cứ ngành nghề gì, để có thể gắn bó và phát triển lâu dài, sự đam mê là luôn cần thiết. Đặc biệt với một ngành có đặc thù khá khô khan như Luật, bạn phải thực sự yêu thích thì mới có thể theo đuổi và phát triển bền vững trong tương lai.

Lời kết

StudentJob vừa cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất để hiểu về ngành Luật kinh tế và định hướng công việc tương lai với ngành này. Mong rằng bạn đã có cho mình những quyết định đúng đắn để bản thân có thể phát triển một cách tốt nhất. Chúc bạn đọc luôn thành công. 

>>>Tìm hiểu thêm: Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? 

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.