Tổng hợp việc làm cho sinh viên Đại học Lâm nghiệp theo ngành nghề. Nơi sinh viên tìm việc phù hợp và định hướng nghề nghiệp.
• Lập kế hoạch
• Điều phối các công việc của lễ tân
• Xử lý các yêu cầu phàn nàn từ phía khách hàng
• Tuyển chọn và đạo tạo nhân viên của bộ phận
• Đón tiếp khách VIP
NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
- Lập kế hoạch:
• Lên lịch làm việc hàng tuần và theo dõi nghiêm ngặt sự tuân thủ lịch làm việc của bộ phận, từ đó tổng hợp và báo cáo số lượng ngày nghỉ (tuần, phép, lễ, ốm,…) chính xác cho phòng Nhân sự. Bên cạnh đó có phương án thay thế thường xuyên và linh hoạt vào các dịp Lễ Tết, hỗ trợ tối đa và đảm bảo định biên nhân sự cần có.
• Đánh giá trực quan tình hình hoạt động của bộ phận, đưa ra các kế hoạch khắc phục/cải thiện phù hợp và kịp thời.
• Luôn đảm bảo có các biện pháp dự trù khi có vấn đề phát sinh (khách hàng phàn nàn, các vấn đề phát sinh vào ca đêm, phiếu đánh giá của khách hàng không tốt, nhân viên lễ tân có việc đột xuất không thể tham gia ca làm việc, những ngày có đoàn khách quan trọng…)
• Chuẩn bị trước kế hoạch và quy trình đào tạo nhân viên mới một cách quy củ và nhanh chóng, hiệu quả.0
• Sắp xếp định biên ổn định đặc biệt vào những thời điểm khách sạn có kế hoạch sửa chữa để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
• Chuẩn bị sẵn các phương án cải thiện, động viên tinh thần và tạo động lực cho nhân viên, đánh giá đúng được các dự định thay đổi (nếu có) của họ để tránh được sự thiếu người hoặc giảm hiệu quả công việc, cũng như tìm cách trì hoãn các kế hoạch thay đổi của nhân viên khi định biên không đảm bảo.
- Điều phối các công việc của lễ tân:
• Yêu cầu và nhắc nhở bộ phận bổ sung các form mẫu như quy định khi xảy ra các vấn đề phát sinh về ca làm việc, hướng dẫn cụ thể cách hoạt động của phòng nhân sự để tránh tối đa các vi phạm không đáng có.
• Phối hợp và yêu cầu phối hợp tốt với các bộ phận khác (nhà hàng, buồng phòng, kinh doanh, kế toán, nhân sự) hoặc các cơ sở trong hệ thống một cách linh hoạt, tinh tế để công việc diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là trong quy trình phục vụ khách hàng.
• Tổ chức phân công công việc cho các nhân viên trong ca làm việc một cách hợp lý, tránh tình trạng định biên quá dày, hoặc quá mỏng/yếu.
• Thường xuyên kiểm tra trang phục, tác phong và thaí độ làm việc của các nhân viên trong bộ phận chặt chẽ hoặc đưa ra lời khuyên một cách tinh tế, nhẹ nhàng. Tránh tuyệt đối tình trạng để khách hàng/ đối tác có cảm nhận không tốt và những hậu quả không đáng có, gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
• Đánh giá và chỉnh đốn kịp thời cách làm việc (lời nói, hành động, ứng xử, hình ảnh) của nhân viên để có thể điều khiển và mang lại cảm nhận tốt nhất cho khách hàng/đối tác.
• Đánh giá khách quan và giao phó các chức năng trong bộ phận hợp lý, đúng người – đúng việc, mang lại hiệu quả quản lý và vận hành tốt.
- Xử lý các yêu cầu phàn nàn từ phía khách hàng:
• Hỗ trợ kịp thời và hướng dẫn nhân viên xử lý hoặc đưa ra những biện pháp ứng xử trước các yêu cầu khó/các phàn nàn/các mức độ không hài lòng của khách hàng một cách tự nhiên, khéo léo nhất.
• Đánh giá đúng mức độ hài lòng của khách hàng để đưa ra biện pháp phù hợp/ trong quyền hạn hoặc báo cáo xin chỉ đạo thực hiện một cách kịp thời, hiệu quả.
• Luôn giữ thái độ ôn hòa và tạo cảm giác trân trọng, biết ơn cho khách hàng nhưng đồng thời vẫn theo sát quy định của khách sạn.
- Tuyển chọn và đào tạo nhân viên của bộ phận:
• Phối hợp với bộ phận Nhân sự để lựa chọn và tuyển dụng cũng như sắp xếp nhân sự 1 cách phù hợp với định biên của cơ sở.
• Trực tiếp tham gia vào quá trình phỏng vấn, tuyển chọn, đánh giá và đàm phán chế độ đãi ngộ cho nhân viên mới.
• Đào tạo, phân công công việc, hỗ trợ và chịu trách nhiệm với hiệu quả đáp ứng công việc của nhân viên mới.
- Đón/tiễn khách:
• Lên kế hoạch và chú trọng tập trung mỗi khi khách sạn có đoàn khách quan trọng (VIP), thông báo tới nhân viên và có các kế hoạch dự phòng cũng như đối phó với các vấn đề phát sinh.
• Theo dõi chặt chẽ các phiếu đánh giá ngay khi khách trả phòng để có phương án kịp thời: thông báo cho Quản lý chăm sóc khách hàng hoặc chủ động đưa ra các biện pháp tạo sự hài lòng trở lại cho những khách hàng có phiếu đánh giá xấu, hạn chế tối đa việc phát sinh bài xấu.
• Hỗ trợ, đào tạo, theo dõi và bổ sung các kỹ năng tiễn, đón khách hàng cho nhân viên.
NHIỆM VỤ KHÁC:
• Tham gia và chịu trách nhiệm sắp xếp lịch làm việc để toàn bộ nhân viên tham gia các lớp tập huấn, bổ sung kỹ năng mà Tập đoàn cung cấp.
• Hiểu biết, tuân thủ và hỗ trợ, đào tạo các quy tắc sử dụng tài nguyên máy tính, an toàn phòng chống cháy nổ, sức khỏe và an toàn vệ sinh lao động, an ninh trong và ngoài khách sạn.
• Đảm bảo sự tuân thủ vượt trội về tiêu chuẩn diện mạo, tác phong, góp phần tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp cho khách sạn.
• Theo dõi tình hình chung của khách sạn: Các thời điểm cần bảo trì, bảo dưỡng, các trục trặc về trang thiết bị cơ sở vật chất, thời gian sửa chữa.
- Điều hành, kiểm soát mọi công việc khu vực bếp
- Chế biến thử nghiệm các món trong thực đơn, đóng góp ý kiến và điều chỉnh công thức nấu phù hợp.
- Chế biến món ăn đúng theo định lượng và công thức tiêu chuẩn của nhà hàng; không tự ý thay đổi thành phần, gia giảm nguyên liệu hoặc cách thức chế biến khi chưa được phê duyệt.
- Đề xuất danh mục món mới, chế biến thử nghiệm và cân nhắc tính khả thi khi đưa vào thực đơn chính thức.
- Quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ và thiết bị bếp.
- Quản lý nhân sự và chất lượng công việc khu vực bếp
- Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khu vực bếp.
- Phối hợp với Quản lý nhà hàng trong việc điều phối món ăn và phục vụ
- Phối hợp với Quản lý trong việc xử lý các khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng món ăn, phản hồi trong thời gian quy định.
- Kiểm kê hàng hóa, lên đơn nhập hàng.
- Đảm bảo chất lượng của các nguyên liệu.
- Tồn nguyên liệu, xử lý các nguyên liệu hỏng như trái cây.
- Nhận order.
- Thực hiện các món nước theo yêu cầu của khách.
- Đảm bảo chất lượng: Màu sắc, mùi vị, trang trí của món nước trước khi phục vụ khách hàng.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Pha chế cần thiết và đạt tiêu chuẩn.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trong suốt quá trình sử dụng và sau khi sử dụng.
- Các công việc khác sẽ được trao đổi cụ thể khi phỏng vấn.
- Phối hợp điều hành mọi hoạt động của bộ phân cùng bếp trưởng
- Chế biến món ăn
- Phối hợp lên menu cùng bếp trưởng
- Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự cùng bếp trưởng
- Quản lý trang thiết bị bộ phận bếp
- Các công việc khác
NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1.Phối hợp điều hành mọi hoạt động của bộ phân cùng bếp trưởng
- Lên kế hoạch, sắp xếp lịch làm việc cho bộ phận dựa vào tình hình kinh doanh, số lượng tiệc
- Phân công, điều phối công việc cho các trưởng ca và các nhân viên bếp
- Gọi hàng và nhập hàng. Thường xuyên kiểm tra kho bảo quản nguyên liệu, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho việc chế biến món ăn
- Giám sát mọi hoạt động của bộ phận bếp, đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn của khách sạn.
- Phối hợp chặt chẽ với các giám sát bếp, quản lý nhà hàng để đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
2.Chế biến món ăn
- Phụ trách chế biến các món ăn, đúng tiêu chuẩn, đúng chất lượng. Hướng dẫn cho nhân viên cùng thực hiện
- Tiếp nhận các yêu cầu gọi món đặc biệt của thực khách và triển khai thực hiện việc chế biến trong thời gian nhanh nhất.
3.Phối hợp lên menu cùng bếp trưởng
- Phối hợp với bếp trưởng và các công việc liên quan lên menu mới, menu chương trình khuyến mãi và các loại menu khác của khách sạn
- Hỗ trợ bếp trưởng thiết lập định lượng, công thức của món ăn, hình ảnh, giá bán món ăn sử dụng trên các menu.
4.Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự cùng bếp trưởng
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật thực hiện việc sửa chữa các trang thiết bị khi có sự cố và bảo trì, bảo dưỡng khi đến định kỳ.
- Đề xuất việc trang bị mới những thiết bị, dụng cụ cần cho công việc của bộ phận.
5.Quản lý trang thiết bị bộ phận bếp
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật thực hiện việc sửa chữa các trang thiết bị khi có sự cố và bảo trì, bảo dưỡng khi đến định kỳ.
- Đề xuất việc trang bị mới những thiết bị, dụng cụ cần cho công việc của bộ phận.
6.Các công việc khác
- Phối hợp xử lý những sự cố liên quan đến món ăn của nhà hàng, khách sạn.
- Giám sát chặt chẽ quy trình bảo quản nguyên vật liệu để kịp thời phát hiện, xử lý những sự cố xảy ra.
- Kiểm soát các nguy cơ có thể xảy ra trong bếp: cháy nổ, ngộ độc thực phẩm…
- Giới thiệu, giải thích món ăn cho thực khách khi được yêu cầu.
- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Tham gia các cuộc họp của bộ phận hoặc của khách sạn
- Làm các báo cáo công việc được phân công.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.
- Hỗ trợ Trưởng bộ phận buồng phòng trong việc đảm bảo chất lượng công việc, thay trưởng bộ phận điều hành công việc khi trưởng bộ phận vắng mặt
- Điều phối và giám sát công việc của các nhân viên trong Đội/Tổ, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời. Đào tạo nhân viên theo tiêu chuẩn của khách sạn
- Tham gia đánh giá tất cả nhân viên buồng phòng và chuẩn bị kế hoạch phải đạt được cho ngày tiếp theo hoặc trong thời gian tới.
- Giám sát các khu vực vệ sinh sạch sẽ phù hợp với tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn.
- Thường xuyên kiểm kê đồ trong các kho và vệ sinh kho sạch sẽ tránh mất mát thất thoát.
- Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị được an toàn trong khu vực làm việc.
- Tiết kiệm chi phí cho bộ phận. Hướng dẫn nhân viên thực hiện nghiêm túc tiết kiệm chi phí bao gồm điện nước , hóa chất, đồ amenities, đồ dùng trong phòng và khu vực công cộng, các quy trình bảo dưỡng chăm sóc máy móc và dụng cụ làm việc
- Đáp ứng nhu cầu và xử lý những vấn đề cần thiết, những lời phàn nàn của khách về dọn phòng.
- Chi tiết công việc trao đổi cụ thể khi phỏng vấn .
Xác định vị trí, ranh giới khu vực đề xuất đầu tư.
Lập báo cáo đầu tư sơ bộ: hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng, khoảng cách giao thông, tiềm năng phát triển, hình thức đầu tư.
Gửi báo cáo và phối hợp với các đơn vị liên quan để thẩm định, truyền thông nội bộ.
Đôn đốc các bộ phận hoàn thiện thông tin khảo sát, đánh giá thị trường để trình Lãnh đạo phê duyệt chủ trương nghiên cứu chi tiết.
2. Lập nhiệm vụ đầu tư sơ bộ, tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư, trình Lãnh đạo Tập đoàn xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
3. Thu thập đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan, bao gồm nhưng không giới hạn:
Các thông tin, tài liệu liên quan về các vấn đề Kinh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu: Dân số, Thu nhập bình quân đầu người, du khách hàng năm…
Các tài liệu quy hoạch chung/phân khu/quy hoạch sử dụng đất/bản đồ địa chính/bản đồ địa hình/quy hoạch 3 loại rừng/quy hoạch quốc phòng và các quy hoạch chuyên ngành khác… (nếu có).
Hiện trạng sử dụng đất; công tác giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất.
Chức năng Dự án, hình thức lựa chọn Nhà đầu tư.
Các quy định, hướng dẫn của địa phương về thủ tục triển khai Dự án.
Lập báo cáo chi tiết, cập nhật, gửi và truyền thông cho các đơn vị liên quan: Ban QLĐT, FHM, Ban Quy hoạch Kiến trúc và FPRO.
4. Lập tiến độ pháp lý dự án, tiến độ hợp khối tổng thể dự án trình Lãnh đạo TĐ phê duyệt.
5. Quản lý tiến độ pháp lý, tiến độ hợp khối tổng thể dự án.
6. Nghiên cứu tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng, đề xuất Tập đoàn hợp tác đầu tư.
7. Phối hợp với Ban QLĐT và các Ban liên quan hoàn thiện Nhiệm vụ đầu tư đối với các dự án đã được Lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt chọn địa điểm đầu tư. Đề xuất với Ban Lãnh đạo về các dự án tiềm năng hiện tại và lâu dài.
8. Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc đàm phán các Thỏa thuận/Hợp đồng với các dự án chuyển nhượng.
9. Làm việc với các Sở ban ngành chuyên môn về chấp thuận địa điểm, khảo sát, nghiên cứu; thống nhất ranh giới Dự án.
10. Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB):
Làm việc với cơ quan chức năng về thu hồi đất, thành lập hội đồng và tổ công tác GPMB.
Phối hợp khảo sát, đo đạc, xác định ranh giới khu đất; tổ chức họp dân và lấy ý kiến cộng đồng.
Làm việc với UBND, các sở ngành, trung tâm quỹ đất để xác lập bản đồ, quy chủ GPMB.
Thực hiện điều tra, kiểm đếm, lập và công khai phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư.
Thương lượng, giải thích chính sách đền bù, hỗ trợ người dân nhận tiền và bàn giao mặt bằng.
Tổng hợp diện tích đã GPMB, lập hồ sơ giao đất, nhận bàn giao hiện trạng, bàn giao lại cho đơn vị bảo vệ.
Xác định nghĩa vụ tài chính, thực hiện nộp tiền sử dụng đất và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án.
11. Thực hiện công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn, giải thích chính sách đền bù, hỗ trợ GPMB và tái định cư, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các bên liên quan đến công tác GPMB.
- Cùng với bartender kiểm tra các nguyên vật liệu sử dụng để pha chế: rượu, syrup, trái cây,… đảm bảo đạt chất lượng theo yêu cầu và đủ số lượng cần thiết cho ca làm việc.
- Thực hiện việc rửa sạch, sơ chế các loại trái cây và chuẩn bị sẵn các nguyên liệu pha chế: vắt cam, vắt chanh, các loại nước ép trái cây, làm đá viên – đá bào,…
- Thực hiện việc cắt tỉa các loại củ quả dùng để trang trí các loại cocktail, mocktail,…
- Hỗ trợ bartender chuẩn bị các dụng cụ sử dụng cho quá trình pha chế, lau chùi các loại ly, bình sharker – sắp xếp tại vị trí thuận tiện cho quá trình phục vụ…
- Học hỏi cách chuẩn bị nguyên vật liệu, sắp xếp quầy bar của bartender
Hỗ trợ pha chế, phục vụ khách hàng
- Hỗ trợ quá trình pha chế của bartender: đo - đong liều lượng các thành phần nguyên liệu, vệ sinh bình sharker - các dụng cụ sau mỗi lượt pha chế…
- Thực hiện việc trang trí các loại thức uống đã được pha chế xong theo yêu cầu của Bartender
- Hỗ trợ nhận order thức uống từ nhân viên phục vụ, sắp xếp đúng theo thứ tự ưu tiên “order trước - pha chế trước”: lưu ý các yêu cầu đặc biệt của khách để báo với Bartender
- Thực hiện việc giao tiếp, tư vấn khách chọn loại thức uống phù hợp với nhu cầu
- Đảm bảo phục vụ mang đến sự hài lòng cho khách hàng
- Tập trung theo dõi quá trình pha chế và sắp xếp, triển khai công việc của Bartender để học hỏi và thực hành khi có điều kiện
Vệ sinh, sắp xếp quầy bar
- Phụ trách dọn vệ sinh, lau chùi khu vực pha chế trước khi vào và kết ca, trong lúc làm việc nếu phát sinh bẩn
- Sắp xếp gọn gàng các nguyên liệu được trưng bày trên kệ, ngăn bảo quản trong tủ lạnh
- Cuối ca làm việc, thực hiện việc vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ pha chế và sắp xếp gọn gàng đúng nơi quy định
- Thực hiện việc vệ sinh quầy bar sạch sẽ: lau chùi các nguyên liệu đổ trên bề mặt bàn quầy bar, thu gom rác phát sinh trong ca làm việc và đem bỏ tại địa điểm quy định của nhà hàng, khách sạn
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, tủ mát, khu vực làm việc…
Các công việc khác
- Hỗ trợ Bartender giải quyết các yêu cầu, xử lý phàn nàn từ khách hàng