Có nên Nghỉ việc khi chưa có công việc mới? Lợi và Hại

28/08/2023 08:33
Chuyện công sở
Trong những quyết định về sự nghiệp, nghỉ việc khi chưa có công việc mới thường gây ra những phản ứng khác nhau giữa mỗi người. Việc này đem đến những ý kiến trái chiều và hoàn toàn có thể trở thành chủ đề gây tranh cãi. Vậy lợi ích của việc nghỉ việc khi chưa có công việc mới là gì và những tác hại bạn sẽ phải đối mặt ra sao? Hãy cùng StudentJob đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây cho một hành động hết sức táo bạo này.

Mục lục

Lợi ích của nghỉ việc mà không có công việc khác.

Vấn đề nào cũng sẽ đều có 2 mặt và nghỉ việc cũng vậy. Đôi khi người lao động đã quá mệt mỏi và áp lực với công việc hiện tại, họ đã nhận thấy được dấu hiệu nên nghỉ việc cho công việc đang làm. Vì vậy, việc nghỉ việc khi chưa có công việc mới vẫn có thể mang lại lợi ích sau đây.

1. Theo đuổi đam mê và phát triển.

Một trong những lý do hấp dẫn nhất của việc nghỉ việc khi chưa có một công việc khác là bạn có thể thoát khỏi sự hạn chế của một vị trí công việc không phù hợp với bản thân và khiến cuộc sống của bạn ngày càng xuống cấp. Những đam mê và sự phát triển cá nhân thường có thể phát triển trong một môi trường mà cuộc sống hàng ngày không còn bị ràng buộc bởi 8 tiếng làm việc.

Sau khi được tự do, bạn có thể khám phá được những hướng đi thực sự phù hợp với bản thân. Nghỉ việc khi chưa có một công việc mới sẽ tạo cho bạn một nguồn động lực to lớn để theo đuổi những đam mê mà từ lâu đã bị bỏ quên trên hành trình "cơm áo gạo tiền".

Bạn có thời gian cho những trải nghiệm sống, trau dồi bản thân nhiều hơn, học hỏi thêm kiến thức, bổ sung những kỹ năng mới và chuẩn bị sẵn sàng cho những công việc tiếp theo.

Lợi ích nghỉ việc trước khi có công việc mới: Theo đuổi đam mê

2. Tập trung cao độ vào việc tìm kiếm việc làm mới.

Rời bỏ công việc hiện tại của mình cũng có thể giúp cho bạn tập trung 100% vào việc tìm kiếm cho mình một cơ hội việc làm tiếp theo. Nghỉ việc giúp bạn có trau dồi cho chiếc CV xin việc mà không cần lo ngại sự nhòm ngó từ sếp hay đồng nghiệp.

Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc giao lưu ở trên mạng, hoàn thiện hồ sơ cá nhân, có thời gian sắp xếp đi phỏng vấn xin việc mà không cần áp lực xin nghỉ phép với sếp hay lo lắng về những công việc còn tồn đọng.

Sự tập trung tuyệt đối vào công cuộc tìm việc làm này cũng giúp cho bạn nhanh tìm được công việc mới phù hợp mà vẫn có thể có thời gian thư thái sau những năm tháng cật lực 8 tiếng/ngày.

3. Có thời gian cho bản thân mình.

Nghỉ việc khi chưa có công việc mới mang đến cho bạn một cơ hội quý giá để nhìn nhận lại bản thân mình sau những năm tháng làm việc cật lực mà chưa nhận lại được những kết quả xứng đáng.

Nghỉ việc cho bạn thời gian để quay vào chính con người của mình, tự đánh giá những kỹ năng, điểm mạnh, điểm yếu và năng lực bản thân, từ đó điều chỉnh lại định hướng nghề nghiệp cá nhân của mình.

Những khoảng trống trong thời gian nghỉ việc có thể được dùng để bạn đi khám phá những con đường mới, vùng đất và con người mới. Từ đó bạn có thể tìm được hướng đi tốt hơn, điều chnhr mục tiêu cá nhân và hướng đến những mục tiêu thiết thực hơn cho chính mình.

Tác hại của nghỉ việc khi chưa có công việc khác.

Sau những lợi ích, quyết định nghỉ việc khi chưa có công việc mới cũng rất nhiều. Những tác hại đó bao gồm.

1. Không được đảm bảo về tài chính.

Tác hại nghỉ việc khi chưa có việc mới: Không đảm bảo về tài chính

Rủi ro lớn nhất khi bạn nghỉ việc mà chưa chuẩn bị cho mình một chỗ làm mới thay thế ngay là về mặt tài chính cá nhân. Việc cắt đứt ngay lập tức nguồn thu của mình khi chưa xác định được nguồn thu tiếp theo khiến bạn đối mắt với những khó khăn về tiền bạc, những hóa đơn dài như sớ và những con số chi phí khổng lồ đến từ tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền chi tiêu ăn uống sinh hoạt.

Nếu bạn có sự chuẩn bị và tích góp đủ cho khoảng thời gian "thất nghiệp" dự kiến, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Ngược lại, nghỉ việc khi chưa có công việc mới và chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào khiến cho bạn đối mặt với tình hình tài chính bấp bênh. Hậu quả có thể dẫn đến stress kéo dài, suy nhược cơ thể hay thậm chí trầm cảm.

2. Bị rỗng khoảng thời gian không có việc làm.

Nếu như bạn có một khoảng thời gian dài không có công việc trong lịch sử kinh nghiệm làm việc của bản thân, sự uy tín của bạn trước các nhà tuyển dụng sẽ bị giảm đi một phần.

Mặc dù có nhiều công ty có thể thông cảm cho việc này nếu như bạn đưa ra được những lý do hợp lý ví dụ: học nâng cao trình độ, tự học một kỹ năng mới, tự học một ngôn ngữ mới hay đi làm những điều có ích cho xã hội như từ thiện, làm các công việc cộng đồng, v.v. Đương nhiên bạn cũng cần phải đưa ra bằng chứng hợp lý cho những lý do này.

Tuy nhiên nếu khoảng thời gian để trống kéo quá dài thậm chí trên 1 năm, bạn có thể trở thành "red flag" đối với những nhà tuyển dụng. Điều quan trọng là hãy chuẩn bị sẵn những lý do hợp lý và thuyết phục để nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng trong quá trình phỏng vấn.

3. Giảm sự tự tin.

Tác hại nghỉ việc khi chưa có việc mới: Giảm sự tự tin

Nghỉ việc khi chưa có một công việc mới đưa bạn vào con đường "thất nghiệp" chủ động hoặc bị động.

Dù vì bất cứ lý do nào, trong khoảng thời gian chưa có việc làm, bạn ít nhiều sẽ nhận được những lời hỏi thăm từ người thân và bạn bè xung quanh. Dù muốn hay không, bạn cũng sẽ dần cảm thấy từ áp lực từ việc mãi vẫn chưa có việc làm thay thế, làm ảnh hướng đến sự tự tin và lòng tự trọng của chính bản thân.

Ngoài ra, quá trình tìm kiếm việc làm gian nan cùng những lời từ chối cũng có thể gây cho bạn cảm giác kiệt sức và làm giảm sự tự tin, khiến chính bạn cảm thấy nghi ngờ về khả năng của bản thân và tự cho mình là yếu kém. Đây là cảm giác gần như ai cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời và nó có ảnh hưởng xấu đến việc thể hiện bản thân trong những buổi phỏng vấn xin việc tiếp theo.

4. Khó có những offer tốt

Trong những cuộc phỏng vấn, việc đàm phán giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm những lợi ích cho bản thân ở những vị trí mới. Tuy nhiên, vì tình hình nghỉ việc trong khi chưa có công việc mới khiến cho bạn dễ dàng chấp nhận những offer không cao để tiếp tục có được nguồn thu nhập hàng tháng. Điều này làm giảm giá trị của bạn tuy nhiên cũng khó có cách giải quyết nào khác bởi tình hình "thất nghiệp" mà bạn đang phải đối mặt.

Có nên nghỉ việc khi chưa có công việc mới hay không?

Việc quyết định nghỉ việc khi chưa có công việc mới là một quyết định đòi hỏi sự cân nhắc thận trọng. Đây là một hành động mạo hiểm có thể mang lại kết quả tích cực và tiêu cực. Từ những phân tích về mặt lợi ích và tác hại như trên,

StudentJob thấy việc nên hay không sẽ phụ thuộc vào chính bản thân bạn đánh giá và lên kế hoạch. Sẽ không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi "Có nên nghỉ việc khi chưa có công việc mới hay không?" này.

Có nên nghỉ việc khi chưa có công việc mới hay không?

Vậy khi nào nên xem xét việc nghỉ việc mà không cần có công việc mới ngay?

1. Môi trường làm việc hiện tại quá Toxic. Một môi trường làm việc toxic mang đến cho người lao động những ngày tháng phiền toái và mệt mỏi cực độ. Sự toxic có thể đến từ cấp trên, đồng nghiệp hay bất cứ ai khác. Nó khiến cho bạn cảm thấy kiệt quệ sau mỗi ngày làm việc kéo dài 8 tiếng, khiến cho bạn lo sợ ngày

Thứ 2 sắp đến khi ngày Chủ Nhật còn chưa kết thúc. Đây chính là dấu hiệu cho bạn hãy nghỉ việc ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Việc cố gắng kéo dài cho đến khi bạn tìm được công việc mới lúc này đã không còn ý nghĩa, bạn hoàn toàn nên nghỉ việc kể cả khi chưa có công việc mới.

2. Đã chuẩn bị tài chính dự phòng. Vấn đề lớn nhất mỗi khi ai đó nảy ra ý định nghỉ việc là vấn đề tài chính. Hãy lên kế hoạch tích góp tiền để có thể đối mặt với những tình huống "thất nghiệp" và không có thu nhập có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Khi bạn đã có một khoản tiền cầm trụ đủ qua những ngày tháng thất nghiệp dự kiến, lúc đó hãy đến chuyện nghỉ việc khi chưa có công việc mới để dành thời gian cho những hoạt động cộng đồng, hoạt động học tập phát triển bản thân hay tìm kiêm đam mê như bạn đã mong muốn.

3. Có kế hoạch rõ ràng trong thời gian nghỉ việc. Nếu không phải do môi trường làm việc toxic hay cả khi bạn không cần phải lo về vấn đề tài chính, hãy chỉ nghỉ việc khi bạn đã có sẵn kế hoạch công việc để làm trong thời gian nghỉ ngơi đó.

Hãy lập kế hoạch học tập, kế hoạch trau dồi và phát triển bản thân, những nơi bạn sẽ đi, những điều bạn muốn học. Từ đó, làm theo đúng kế hoạch để những ngày tháng nghỉ khi chưa có công việc mới của bạn trôi qua không hề vô nghĩa. Thậm chí khi nhà tuyển dụng yêu cầu biết lý do, bạn vẫn tự tin chia sẻ mà không cần đắn đo suy nghĩ.

Ngược lại, nếu bạn không có yếu tố nào trên 3 yếu tố trên, bạn không nên nghỉ việc khi chưa có công việc mới. Hãy chọn biện pháp an toàn hơn đó là vẫn tiếp tục làm công việc hiện tại và song song tìm việc làm mới. Nếu chưa sẵn sàng cho sự thất nghiệp, tốt nhất bạn không nên liều lĩnh.

Nhưng nếu đã nghỉ, đừng quên update CV mỗi ngày để tìm kiếm cho mình cơ hội mới. Nhưng cũng đừng vì thế mà nôn nóng gây ra stress, bạn cũng cần cảnh giác với các dấu hiệu nhận biết hành vi lừa đảo qua tin tuyển dụng để tìm được công việc chất lượng nhất nhé!

Lời kết.

Quyết định cuối cùng về việc có nên nghỉ việc khi chưa có công việc mới sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn, khả năng chấp nhận rủi ro cũng những mục tiêu cá nhân. Tốt nhất hãy dành thời gian và cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi hành động để tránh việc đối mặt với cảm giác suy sụp về mặt tinh thần. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

8 Mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích và chuyên nghiệp
Khi muốn rời bỏ một công việc, việc viết một đơn xin nghỉ việc/thôi việc là một bước quan trọng và rất cần thiết. Đây không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với công ty, đồng nghiệp mà còn là cơ hội để mở ra nhiều cơ hội mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Dấu hiệu và Cách để đối phó với một người Sếp tồi
Một người sếp tồi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc và cảm xúc cá nhân của bạn. Vì vậy, hiểu được các dấu hiệu của người sếp tồi và học cách xử lý những tình huống như vậy có thể giúp bạn vượt qua trở ngại để phát triển sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá những đặc điểm chung của những người sếp tồi, cung cấp các cách đối phó hiệu quả người quản lý khó ưa này.
Nhận biết hành vi thiên vị nơi công sở và cách ứng xử
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tác động tiêu cực đến tâm lý nhân viên là điều nên tránh và cần xử lý triệt để. Có những vấn đề dễ dàng nhận thấy và giải quyết ngay, tuy nhiên có những vấn đề gây ra ảnh hưởng ngầm khó xử lý. Một trong những hiện tượng nan giải nhất có thể đầu độc tinh thần nhân viên là sự thiên vị ở nơi làm việc. Đây là một hiện tượng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả tổ chức và cá nhân.