Ngày đầu đi làm: Nên và Không nên làm gì?

30/08/2023 08:41
Chuyện công sở
Ai trong chúng ta cũng đều trải qua những áp lực của ngày đầu tiên đi làm. Thế nhưng lại không phải tất cả mọi người đều biết quy trình ứng xử sao cho đúng hoặc nhận thức được những điều nên và không nên làm trong ngày đầu đi làm. Cùng StudentJob tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề trên.

Mục lục

Ấn tượng đầu tiên luôn được coi là yếu tố cốt lõi trong nhiều vấn đề trong đó có cả việc đi làm. Ngày đầu đi làm của bạn không nhất thiết cần thể hiện quá nhiều hay quá xuất chúng để gây ấn tượng với mọi người. Tuy nhiên vẫn có những điều bạn nên làm và đặc biệt không nên làm trong ngày đầu tiên đi làm để những ngày tháng tiếp theo của công việc bạn đang làm sẽ được diễn ra tốt hơn.

Những điều nên làm trong ngày đầu đi làm.

Chúc mừng bạn đã tìm được cho mình một công việc mới. Con đường trước mắt còn rất dài và có thể gặp nhiều khó khăn. Nhưng để có một khởi đầu thuận lợi hơn, hãy chú ý những điều nên làm vào ngày đầu tiên đi làm sau đây.

1. Đi làm sớm.

Vào ngày đầu đi làm, chắc chắn bạn sẽ chưa thể cân đo được chính xác được khoảng thời gian bao lâu cho việc đi lại để kịp giờ làm. Tốt nhất hãy lập kế hoạch trước cho hành trình đi làm và cố gắng sắp xếp đến sớm hơn.

Ví dụ, nếu chỗ làm cách nhà của bạn 4 km và theo Google Map bạn sẽ tốn khoảng 20 phút để di chuyển chưa tính có thể gặp tắc đường và công ty của bạn sẽ vào làm lúc 8:00 sáng.

Vậy cách sắp xếp bạn có thể tham khảo như sau: bạn dậy sớm vào lúc 6:00 sáng và sẽ mất khoảng 1 tiếng cho việc chuẩn bị vệ sinh và sẵn sàng. Ước tính bạn sẽ mất 20 phút di chuyển nhưng do có thể tắc được nên bạn có thể tốn 30 phút cộng thêm thời gian cất xe, tổng bạn sẽ mất khoảng 35 phút.

Vì vậy hãy ước chừng 35 phút trước giờ làm là khoảng thời gian tối thiểu bạn phải ra khỏi nhà để đảm bảo đến đúng giờ.

Việc lên kế hoạch chuẩn bị và đến đúng giờ này của bạn sẽ cho thấy được tinh thần trách nhiệm và tận tụy của bạn với công việc mới. Đảm bảo cho bạn không để lại ấn tượng xấu trong ngày đầu đi làm.

Những điều nên làm trong ngày đầu tiên đi làm: Đi làm sớm

2. Ăn mặc phù hợp.

Bạn nên tham khảo trước với bộ phận nhân sự về những quy định về trang phục của công ty/ tổ chức vào khoảng 2 - 3 ngày trước khi nhận việc. Điều này sẽ đảm bảo cho bạn có thể chuẩn bị trước được trang phục theo quy định trong trường hợp bạn chưa có trang phục phù hợp trong tủ đồ.

Một số công ty trẻ thường không có nhiều yêu cầu trong việc ăn mặc. Bạn vẫn có thể ăn mặc thoải mái theo phong cách của mình nhưng hãy đảm bảo vẫn trông lịch sự và phù hợp. Đặc biệt vào ngày đầu tiên đi làm, hãy ăn mặc tối giản và chỉn chu nhất có thể để tạo ấn tượng tốt.

3. Giới thiệu bản thân với mọi người.

Vào ngày đầu tiên đi làm, để giảm bớt cảm giác ngượng ngùng với mọi người, hãy cố gắng chủ động bắt chuyện và giới thiệu bản thân.

Không nhất thiệu bạn cần giới thiệu trước toàn thể mọi người trong công ty vào ngày đầu tiên đi làm. Bạn có thể chỉ cần bắt chuyện với những người chung team với bạn, những người ngồi cạnh, trước hay sau với vài câu giới thiệu cơ bản về tên, tuổi và vị trí làm việc. Đặc biệt, hãy sử dụng vũ khí cực nhanh gọn là nụ cười và cái cúi chào với bất cứ ai bạn mới gặp trọng công ty.

Giới thiệu bản thân vào ngày đầu đi làm giúp mọi người có ấn tượng về sự thân thiện của bạn. Khiến những người xung quanh thấy cảm mến và muốn làm quen, trò chuyện và giúp đỡ bạn nhiều hơn.

Những điều nên làm trong ngày đầu tiên đi làm: giới thiệu bản thân với mọi người

4. Tham gia cuộc vui cùng đồng nghiệp.

Giống như cách trò chuyện và giới thiệu bản thân, sự sởi lởi tham gia vào những cuộc vui cùng đồng nghiệp sẽ giúp bạn nhanh hòa nhập với mọi người và môi trường mới hơn. 

Nếu đồng nghiệp hỏi thăm và trò chuyện, đừng ngần ngại vui vẻ chia sẻ. Hoặc cũng đừng ngại tham gia vào những cuộc ăn uống chung vào ngày đầu tiên. Đây là cơ hội giúp bạn có thể thần tốc thân thiết với những người đồng nghiệp làm trước đó mà bạn không nên bỏ qua.

5. Quan sát và ghi chép.

Khối lượng công việc trong ngày đầu tiên của bạn có thể sẽ không quá nhiều. Vì vậy hãy dành thời để quan sát tối đa không gian văn phòng, thói quen hay phong cách làm việc, ngủ nghỉ của mọi người xung quanh và ghi chép lại.

Ví dụ bạn có thể đến sớm và quan sát xung quanh không gian làm việc, những phòng ban, khu vệ sinh, khu nghỉ ngơi hay ăn uống. Tiếp đó bạn có thể để ý đến những thói quen, phong cách làm việc của những người cũ bằng cách trả lời những câu hỏi như:

  • Mấy giờ có mặt để chấm công?
  • Trong giờ làm có hay trao đổi trò chuyện hay không?
  • Khoảng mấy giờ bắt đầu nghỉ ăn trưa?
  • Mấy giờ bắt đầu ngủ trưa? Ngủ ở đâu?
  • Đồng nghiệp đa số mang cơm hay ăn ngoài?
  • Mấy giờ họ về? Đồng nghiệp có làm OT không?

Sau khi đã trả lời được những câu hỏi trên và ghi chú lại những điều cần thiết, bạn đã có thể nắm được tới 80% văn hóa làm việc của công ty mới và dễ dàng bắt nhịp vào những buổi tiếp theo. 

Những điều nên làm trong ngày đầu tiên đi làm: quan sát và ghi chép

6. Chủ động đặt câu hỏi và tìm kiếm sự trợ giúp.

Vào ngày đầu tiên đi làm, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều điều còn chưa biết và bỡ ngỡ. Tuy nhiên cũng đừng ngần ngại hỏi những đồng nghiệp ngồi xung quanh bạn mục tiêu vừa để bắt chuyện nhưng vẫn có liên quan đến học hỏi về công việc. Hãy học thêm những cách làm quen với người lạ để bắt đầu cuộc trò chuyện một cách tự nhiên.

Nếu bạn quá ngại để bắt chuyện hỏi đồng nghiệp, hãy hỏi nhân sự đã phỏng vấn và tuyển dụng bạn để biết thêm thông tin. Đừng tự ý làm để rồi dẫn đến những hậu quả khôn lường hay để lại ấn tượng không tốt.

7. Dành thời gian suy ngẫm cuối ngày.

Sau khi kết thúc ngày làm việc đầu tiên, hãy dành chút suy ngẫm lại về trải nghiệm của bạn ngày hôm nay. Những gì bạn đã làm được và sẽ làm để hòa nhập trong thời gian tới.

Ngoài ra hãy xem xét kỹ lưỡng sau 1 ngày liệu môi trường đó có phù hợp với bạn hay không, đồng nghiệp có toxic hay thân thiện với bạn. Tất cả những vấn đề trên bạn nên mang ra và quan sát lại 1 lượt để có thể cân nhắc kỹ sự nghiệp và con đường sắp tới của bạn.

Những điều nên làm trong ngày đầu tiên đi làm: dành thời gian suy ngẫm cuối ngày

Những sai lầm vào ngày đầu đi làm cần tránh.

Bạn cũng có thể vướng phải nhiều rắc rối nếu không để ý đến những điều cần tránh trong ngày đầu tiên đi làm như sau.

1. Đến muộn.

Giờ giấc luôn nằm trong những yếu tố cốt lõi để đánh giá sự chuyên nghiệp của một người. Vậy nên hãy tránh mắc phải sai lầm đi muộn ngay trong ngày đầu đi làm không để lại hình ảnh không tốt với mọi người.

2. Không chú ý đến trang phục.

Đây là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn mắc phải sẽ dẫn đến rất nhiều sự khó sử trong ngày đầu đi làm. 

Hãy thử tưởng tượng trong công ty có quy định về mặc áo sơ mi trắng sơ vin cùng và quần/ váy đen. Nhưng một mình bạn lại mặc chiếc áo phông đỏ rực cùng chiếc quần Jean xanh do chưa có sự chuẩn bị từ trước.

Chắc chắn cả ngày hôm đó của bạn sẽ như một cơn ác mộng vì cảm thấy mình lạc quẻ so với những người khác. Trường hợp này, cả đồng nghiệp hay quản lý hoặc sếp của bạn chắc chắn cũng sẽ cảm thấy không hài lòng.

Những điều không nên làm trong ngày đầu tiên đi làm: trang phục không phù hợp

3. Không chuẩn bị trước tinh thần.

Trước khi nhận việc, nếu bạn không chủ động chuẩn bị trước tinh thần tức bạn sẽ biết rất ít mình cần phải làm gì. Điều đó khiến ngày đầu đi làm của bạn sẽ không tiếp thu được mấy và việc làm quen với công việc, môi trường mới của bạn cũng sẽ tốn thời gian và vất vả hơn đáng kể.

4. Không chịu mở lòng.

Việc bạn cảm thấy ngại ngùng trong ngày đầu tiên đi làm là điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn tự thu mình lại và không giao tiếp với những người khác trong ngày đầu tiên, rất khó để bạn có thể làm quen công việc và hòa nhập với những người xung quanh.

Những điều không nên làm trong ngày đầu tiên đi làm: Không chịu mở lòng

Lời kết.

Nói tóm lại, không ai là không có những mối lo cho ngày đầu đi làm. Quá trình làm việc sau này của bạn có dễ dàng hay khó khăn cũng phụ thuộc rất nhiều vào những ấn tượng trong ngày đầu tiên này. Hãy cố gắng chuẩn bị thật tốt những điều nên làm và không nên làm trong ngày đầu tiên đi làm vừa để gây ấn tượng cũng vừa để bớt cảm thấy căng thẳng và nhanh chóng hòa nhập bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

8 Mẫu đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích và chuyên nghiệp
Khi muốn rời bỏ một công việc, việc viết một đơn xin nghỉ việc/thôi việc là một bước quan trọng và rất cần thiết. Đây không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với công ty, đồng nghiệp mà còn là cơ hội để mở ra nhiều cơ hội mới suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Dấu hiệu và Cách để đối phó với một người Sếp tồi
Một người sếp tồi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển nghề nghiệp, sự hài lòng trong công việc và cảm xúc cá nhân của bạn. Vì vậy, hiểu được các dấu hiệu của người sếp tồi và học cách xử lý những tình huống như vậy có thể giúp bạn vượt qua trở ngại để phát triển sự nghiệp của mình. Trong bài viết này, StudentJob sẽ cùng bạn khám phá những đặc điểm chung của những người sếp tồi, cung cấp các cách đối phó hiệu quả người quản lý khó ưa này.
Nhận biết hành vi thiên vị nơi công sở và cách ứng xử
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tác động tiêu cực đến tâm lý nhân viên là điều nên tránh và cần xử lý triệt để. Có những vấn đề dễ dàng nhận thấy và giải quyết ngay, tuy nhiên có những vấn đề gây ra ảnh hưởng ngầm khó xử lý. Một trong những hiện tượng nan giải nhất có thể đầu độc tinh thần nhân viên là sự thiên vị ở nơi làm việc. Đây là một hiện tượng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả tổ chức và cá nhân.