1/ Quản trị đơn hàng:Tổ chức, và thực hiện thu mua nguyên liệu, dịch vụ theo qui trình và thủ tục nội bộ đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu hoạt động của các công ty.Soạn thảo, giám sát và kiểm soát các chứng từ, chi phí mua hàng nhằm đảm bảo chất lượng, chi phí và tiến độ.2/ Lựa chọn, đánh giá và phát triển nhà cung cấp:Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban và các bên liên quan để thiết lập, phát triển các chiến lược tìm nguồn cung ứng. So sánh, đánh giá năng lực của các nhà cung cấp theo qui trình của công ty.Phân tích, so sánh và đánh giá các báo giá của nhà cung cấp để đảm bảo tính cạnh tranh và phù hợp với tiêu chuẩn phù hợp. Phân tích thị trường và kiểm soát nguồn cung để đảm bảo sự sẵn sàng của hàng hóa, dịch vụ trong hiện tại và tương lai.Quản lý nhà cung cấp, phân tích năng lực và đánh giá hoạt động giao hàng định kỳ của các nhà cung cấp. Tiếp nhận và giải quyết, cải thiện các vấn đề không phù hợp phát sinh từ nhà cung cấp.Quản trị rủi ro hoặc sự kiện bất lợi thông qua phân tích dữ liệu, thị trường và có những đề xuất phù hợp nhằm tối ưu hóa chi phí, cải thiện hiệu suất.Định kì đánh giá NCC và bổ sung danh sách NCC (như năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ, phương thức thanh toán...), Xây dựng hệ thống NCC hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của công ty.Cập nhật giá cả thị trường để thương lượng giá tối ưu với NCC.3/ Theo dõi hàng nhập kho, Theo dõi hàng tồn kho, Báo cáo và Theo dõi hiệu suất:Theo dõi tồn kho hàng tuần.Thực hiện thanh lí/hủy hàng theo yêu cầu.Theo dõi và báo cáo hàng tuần.4/ Lập kế hoạch, Báo cáo và Theo dõi hiệu suất:Tham gia xây dựng, phân tích và đề xuất kế hoạch hàng hóa trong ngắn hạn và dài hạn cho các hoạt động vận hành liên quan đến chuỗi cung ứng của công ty.Báo cáo và phân tích định các chỉ số của chuỗi cung ứng nhằm đưa ra cơ hội và các lĩnh vực cần cải thiện.