Cách vượt qua Nỗi nhớ nhà dành cho Tân sinh viên Đại học
Hành trang sinh viên
Biểu hiện của nỗi nhớ nhà.
Nỗi nhớ nhà hay HOMESICKNESS là cảm giác quá quen thuộc đối với những tân sinh viên phải đi học xa nhà. Trên thực tế theo một nghiên cứu cho thấy có tới 70% sinh viên đại học cảm thấy nhớ nhà trong những ngày đầu tiên của kỳ học năm nhất.
Tuy nhiên, đây là nỗi nhớ nhà này là một phản ứng bình thường đặc biệt khi bạn không còn được ở cùng những người thân yêu và phải bắt đầu cuộc sống tự lập ở một nơi xa lạ. Những cảm giác buồn bã, bồn chồn lo lắng có thể kéo dài trong một khoảng thời gian rất lâu, bạn sẽ không ngừng suy nghĩ về những người thân của mình và đôi lúc phải bật khóc. Những biểu hiện của sinh viên trải qua nỗi nhớ nhà (cảm thấy homesick) bao gồm như sau.
- Không ngừng nghĩ về những người thân và gia đình.
- Tâm trạng ủ rũ, không muốn làm việc.
- Luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, có thể bật khóc bất cứ lúc nào.
- Dễ cáu gắt.
- Thu mình rút lui khỏi đám đông, xã hội, khó hòa nhập.
- Khó tập trung học tập.
- Thiếu động lực hoặc không có động lực học tập.
- Khó ngủ vào ban đêm.
- Suy nghĩ nhiều nên thường bị đau đầu hay đau nửa đầu.
- Ăn quá nhiều để vơi đi nỗi buồn hoặc không muốn ăn gì.
- Luôn ở trong trạng thái năng lượng thấp.
Nếu có những cảm giác trên, chắc chắn bạn đang bị homesick. Những điều trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống tự lập cá nhân của bạn trong những năm tháng đầu tiên.
Cách để vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên.
Những biểu hiện của nỗi nhớ nhà thường mang tính tiêu cực khiến cho bản thân và chất lượng cuộc sống, chất lượng học tập của bạn dần sa sút. Vậy làm sao để vượt qua nỗi nhớ nhà giúp tân sinh viên nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Cùng tìm hiểu những cách vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên sau.
1. Luôn giữ bản thân bận rộn.
Cuộc sống sinh viên luôn có rất nhiều việc cần phải làm và rất nhiều hoạt động để tham gia dù là ở trong khuôn viên trường học hay thậm chí những hoạt động tình nguyện bên ngoài. Cuộc sống sinh viên luôn sôi động, có nghĩa là luôn có điều gì đó để tham gia, bất kể có phải là trên hay ngoài khuôn viên trường.
Mẹo cho tân sinh viên khi lên đại học để vượt qua nỗi nhớ nhà đó là hãy tích cực tham gia các hoạt động câu lạc bộ hoặc đi làm thêm. Nếu bạn đã biết được những lợi ích của việc làm thêm sinh viên, đừng ngần ngại kiếm cho mình những công việc chất lượng có thể làm part time hoặc làm online tại nhà.
Mục đích của cách vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên này là để kéo bản thân mình ra khỏi những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực liên quan đến nỗi nhớ nhà. Hãy bận rộn hết mức có thể để tăng thêm gia vị cho cuộc sống tân sinh viên và không để nỗi nhớ nhà ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình.
2. Liên lạc thường xuyên với người thân.
Một cách vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên đó là hãy liên lạc với người thân thường xuyên hơn. Dù là gọi điện hay nhắn tin, kể chuyện vu vơ hay trải lòng những cảm xúc khó diễn tả thì cũng đều giúp chúng ta phần nào vơi đi sự tủi thân và giảm bớt cảm xúc tiêu cực từ việc nhớ nhà tạo nên.
Tuy nhiên, cũng đừng quá làm dụng việc liên lạc với người thân quá thường xuyên mà bỏ quên cuộc sống tự lập của chính mình. Hãy tập trung vào việc nói chuyện với những người bạn cũng phòng, giao lưu vơi những người bạn mới thường xuyên hơn hoặc tìm người yêu thay vì gọi video với gia đình hàng đêm để rồi nỗi nhớ ngày một lớn hơn và bạn cũng chẳng thể vượt qua được những nỗi nhớ.
3. Kết nối với những sinh viên khác.
Những nỗi nhớ nhà khi mới vào đại học là cảm xúc hết sức bình thường và việc kết bạn và kết nối với những sinh viên khác cũng là một cách rất hiệu quả để vơi đi.
Như những gì chúng tôi đã nói trước đó, có tới 70% sinh viên năm nhất đại học đối mặt với nỗi nhớ nhà trong kỳ học đầu tiên. Vì vậy, rất dễ để bạn có thể gặp được những người "đồng minh" có cùng chung cảm xúc để chia sẻ và cùng nhau vượt qua.
Một trong những cách hiệu quả nhất để vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên là hãy tránh việc thu mình lại để gặm nhấm nỗi nhớ, hãy học cách làm quen với bạn mới, cùng họ học tập và chia sẻ những cảm xúc trong bạn.
Những người đó có thể là bạn cùng phòng trọ, bạn cùng phòng ký túc xá, bạn cùng lớp hay cùng câu lạc bộ, v.v. Việc tiếp cận họ giúp bạn tìm được người đồng cảm, bớt đi những cảm xúc lo lắng và nỗi nhớ nhà từ đó cũng sẽ được bớt đi phần nào.
4. Lên hành trình đi khám phá thành phố.
Mỗi khi cảm giác nhớ nhà chuẩn bị xâm chiếm tâm trí của bạn, thì StudentJob bày cho bạn một cách vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên tốt nhất là hãy tự tìm cho mình lối thoát bằng cách đi khám phá thành phố xung quanh nơi mình đang sống.
Thông qua việc khám phá thành phố thì bạn cũng có cơ hội được hiểu thêm về việc làm của thành phố đó để lên kế hoạch tìm kiếm một công việc part time như là việc làm tại Hà Nội hay việc làm tại TP. HCM.
Việc nhớ nhà thường xuất phát từ việc bạn chưa quen ở trong môi trường sống mới cũng như con người và thói quen của họ.
Cách giải quyết cho vấn đề này là hãy xách balo lên và đi. Dù chỉ là đi dạo quanh khuôn viên trường học, dạo qua những chiếc công viên nơi bạn sống, những bảo tàng, quán cà phê hay trải nghiệm cuộc sống thành phố về đêm tại các cửa hàng tiện lợi, v.v. Đây chính là một trong những điều tân sinh viên nên làm nhất khi bước chân vào cánh cổng đại học.
Hãy mở mang tầm mắt mình và khám phá thành phố thay vì bó hẹp bản thân trong góc phòng để bị nỗi nhớ nhà bủa vây. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thành phố mới này cũng thật thú vị và sẵn sàng trong hành trình sắp tới của chính mình.
5. Chăm sóc tốt cho bản thân.
Nỗi nhớ nhà đôi khi sẽ xuất phát từ cảm giác thiếu vắng đi sự quan tâm chăm sóc từ những người thân gia đình. Những cảm giác quá đỗi quen thuộc nay bị thay thế bằng việc tự lập khiến cho tinh thần của bạn bị sa sút không ngừng.
Vì vậy, để vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên, hãy tự lập kế hoạch và chăm sóc chính bản thân mình tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc lên kế hoạch cho những món ăn hàng ngày sẽ nấu, những hoạt động sẽ làm như tập thể dục thể thao, giao lưu kết bạn câu lạc bộ hay xây dựng mục tiêu cá nhân.
Bạn cũng có thể bắt đầu viết nhật ký để giải phóng những suy nghĩ tiêu cực của bản thân đồng thời rèn luyện khả năng viết lách, đi dạo xung quanh những con phố dưới những tán cây, tập hít thở hoặc thiền định để xây dựng một nội tâm mạnh mẽ.
Đặc biệt, hãy ngủ đủ giấc và tránh thức khuya vào ban đêm. Khoảng thời gian khi đêm xuống thường là lúc vô vàn dòng suy nghĩ tiêu cực sẽ chạy qua đầu chúng ta, tốt nhất hãy ngủ sớm để giữ cho bản thân một tinh thần khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhất có thể nhé.
6. Cho bản thân mình thời gian.
Thông thường, nỗi nhớ nhà sẽ đến với bạn trong những tuần học đầu tiên khi bạn vừa mới bước những bước rất nhỏ trên hành trình học đại học. Mọi thứ từ chỗ ở mới, con người mới, trường mới, bạn mới, môi trường mời khiến cho những tân sinh thường bị ngợp và đó là lúc chúng ta nghĩ nhiều về những người thân ở nhà.
Đừng trách bản thân quá sớm vào giai đoạn này bởi đây là cảm giác rất khó tránh khỏi và ít ai có thể hoàn toàn vượt qua nỗi nhớ nhà sau 1 - 2 ngày đầu. Cách tốt nhất để vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên là hãy cho bản thân thời gian để thích nghi dần trước khi bắt đầu có những hành động khác.
Đừng quá vội vã và cũng đừng đánh giá thấp bản thân mình quá yếu đuối. Hãy thật chậm rãi từng bước một để làm quen từ từ và có những trải nghiệm vững chắc tốt nhất trong những năm tháng đầu học đại học.
7. Đừng so sánh bản thân với người khác.
Một cách hiệu quả để vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên chính là hãy tránh việc so sánh bản thân mình với người khác khi mới trở thành tân sinh viên để giảm áp lực cho bản thân.
Hãy nhớ rằng trải nghiệm của mỗi người tại đại học là khác nhau và một số người có thể cảm thấy nhớ nhà trong khi những người khác có thể không, vì vậy hãy cố gắng hết sức để không so sánh bản thân với người khác.
Một cách giải quyết cho vấn đề này đó là hãy tránh xa mạng xã hội để tránh bắt gặp phải những bà đăng của bạn bè khiến cho bạn cảm thấy áp lực và tự so sánh bản thân. Vì vậy, hãy cố gắng bản thân không bị ảnh hưởng bới những người khác và tự cho mình thời gian phát triển phù hợp và chắc chắn.
Lời kết.
Nỗi nhớ nhà (homesick) là điều khó tránh khỏi cho tân sinh viên nhưng bạn vẫn có thể vượt qua chúng bằng những cách vượt qua nỗi nhớ nhà cho tân sinh viên mà StudentJob vừa chia sẻ. Mặc dù mỗi người sẽ có một cách vượt qua nỗi nhớ nhà khác nhau nhưng lựa chọn cách phù hợp cho bản thân sẽ giúp bạn sớm vượt qua và nhanh chóng hòa nhập cùng cuộc sống mới của mình. Hy vọng bạn sẽ có một bước ngoặt suôn sẻ và cso những trải nghiệm đại học tuyệt vời. Chúc bạn thành công!