Sinh viên nên đi làm thêm không? Lợi ích từ việc làm thêm

18/08/2023 16:48
Hành trang sinh viên
Nếu bạn đang là sinh viên có lẽ sẽ không còn lạ gì với những công việc làm thêm và dường như những công việc làm thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Lợi ích của công việc làm thêm cho sinh viên là gì, bên cạnh đó công việc làm thêm có những tác hại nào? Cùng StudentJob đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Việc làm thêm là gì?

Việc làm thêm là hình thức lao động tạm thời, không chính thức. Những công việc làm thêm đa phần thường được các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn bởi có tính chất linh hoạt về thời gian làm việc, giúp các bạn có thể đi làm kiếm thêm thu nhập nhưng vẫn có thể đảm bảo thời gian học tập ở trên lớp.

Thu nhập từ công việc làm thêm thường thấp hơn so với những việc làm chính thức, nhưng đây cũng là những nguồn thu bổ trợ rất có giá trị đối với những bạn sinh viên có thêm chút chi tiêu hàng tháng.

Ngoài ra, những công việc làm thêm sẽ thường không yêu cầu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Chỉ cần những ứng viên chăm chỉ, nhanh nhẹn và có kỹ năng giao tiếp tốt, thì hoàn toàn có thể đảm nhiệm được công việc này.

Việc làm thêm là gì?

Những công việc làm thêm phổ biến nào?

Thị trường việc làm thêm cho sinh viên hiện nay rộng vô kể. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà NộiTP Hồ Chí Minh. Chính bởi sự tập trung đông các trường đại học trọng điểm khiến số lượng sinh viên tập trung tại 2 thành phố này là rất lớn, kéo theo số lượng việc làm thêm tại Hà Nội và việc làm thêm tại TP Hồ Chí Minh luôn ở trong trạng thái cao và thị trường lao động ở đây thì luôn sôi động.

Những công việc làm thêm cho sinh viên phổ biến hiện nay có thể kể đến như.

những công việc làm thêm phổ biến

Bên cạnh những công việc làm thêm trực tiếp, theo xu hướng công nghệ số hiện nay, cũng có rất nhiều công việc làm thêm tại nhà cho sinh viên bao gồm.

Hoặc nếu bạn có kỹ năng tiếng Anh tốt, bạn không thể bỏ qua những công việc part time sử dụng tiếng Anh như.

Nhìn chung, lựa chọn công việc làm thêm phù hợp là rất quan trọng, liên quan đến hiệu quả làm việc và kết quả công việc của bạn. 

Lợi ích của Việc đi làm thêm.

lợi ích từ việc làm thêm

Nói về lợi ích của việc làm thêm cho sinh viên, đầu tiên chúng ta phải nói về mặt kỹ năng. Đi làm thêm giúp cho sinh viên cải thiện được rất nhiều kỹ năng cứng lẫn các kỹ năng mềm sau thời gian làm việc.

Bạn sẽ thấy bản thân mình hoạt bát hơn, năng động hơn, đặc biệt, bạn sẽ không còn cảm thấy rụt rè khi đối diện với người lạ, bạn có thể tự tin giao tiếp và thể hiện bản thân mình. Kỹ năng quản lý thời gian của bạn cũng tăng lên đáng kể khi bạn bắt buộc phải cân bằng được việc học và những công việc part time ngoài giờ.

Bên cạnh đó, công việc làm thêm cũng giúp cho bạn cải thiện kỹ năng cứng, các nghiệp vụ làm việc ví dụ trong các ngành dịch vụ khách hàng/customer service, quy trình và cung cách làm việc với khách hàng. Những bạn muốn cải thiện khả năng tiếng Anh cũng có thể coi những công việc làm thêm sử dụng tiếng Anh là công cụ giúp bạn cải thiện tiếng Anh miễn phí và rất hiệu quả.

Đương nhiên lợi ích của việc làm thêm còn bao gồm cả về mặt tài chính. Thu nhập từ công việc làm thêm sẽ giúp cho bạn có thêm tiền trang trải cuộc sống, phụ giúp chi phí cho gia đình. Bên cạnh đó, số tiền bạn kiếm được cũng có thể phục vụ thêm cho các hoạt động phát triển bản thân, học tập thêm ngoại ngữ, v.v.

Cuối cùng, không thể không kể đến lợi ích của việc làm thêm đó là giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ ngoại giao, giúp bạn quen được nhiều người mới, những người có thể góp phần vào những thay đổi rất lớn trên con đường sự nghiệp của bạn sau này.

Có rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn việc đi làm thêm từ năm nhất để mở rộng network của chính mình, học hỏi và phát triển bản thân để rồi sau khi ra trường, các bạn có cơ hội làm những công việc chất lượng với mức lương và đãi ngộ tốt.

Tác hại của Việc đi làm thêm.

tác hại từ việc làm thêm

Bên cạnh rất nhiều lợi ích từ công việc làm thêm, vẫn còn tồn tại một số tác hại, tuy không phải ai cũng gặp phải, nhưng cũng cần phải kể tên.

Sau đây là những tác hại có thể gặp phải của việc đi làm thêm:

  • Sinh viên đi làm thêm gặp công việc không phù hợp, không sắp xếp được thời gian hợp lý giữa việc làm thêm và việc học, dẫn đến tình trạng xao nhãng, bỏ bê học hành, dẫn đến kết quả học tập không tốt. Nhiều sinh viên sau khi đi làm thêm đã quá đam mê kiếm tiền mà quên đi mình vẫn là sinh viên và nhiệm vụ chính vẫn là cần học.
  • Sinh viên khi đi làm thêm dễ bị lợi dụng sự non nớt để bắt nạt, bị một số đơn vị quỵt tiền, chậm lương hoặc giữ lương. Khiến cho các bạn không chỉ tốn công sức mà cuối cùng nhận lại không được gì.
  • Sinh viên đi làm thêm ngoài bị quỵt lương còn dễ vấp phải một số công việc lừa đảo và mất nhiều tiền bạc. Các đối tượng lừa đảo tuyển dụng sẽ thường đóng vai làm nhà tuyển dụng để vẽ lên những bức chân dung "việc nhàn lương cao" để thu hút sự chú ý của các bạn sinh viên. Sau khi liên hệ, các đối tượng này sẽ dùng đủ chiêu trò để lợi dụng lòng tin của sinh viên tham gia vào các hoạt động phải đóng tiền, khiến nhiều bạn sinh viên phải nợ những khoản tiền không nhỏ và lao đao ảnh hưởng đến việc học tập.

Sinh viên nên hay không nên đi làm thêm?

sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

Rất khó để có thể trả lời một các chắc chắn cho câu hỏi này. Trên thực tế, việc đi làm thêm hay không đều là do chính bản thân bạn tự xem xét hoàn cảnh của mình và quyết định.

Có những bạn bắt buộc phải đi làm thêm kiếm tiền để có thể trang trải cuộc sống do gia đình khó khăn, có những bạn muốn đi để có thêm những trải nghiệm xã hội, có những bạn lại ưu tiên tham gia câu lạc bộ hơn đi làm thêm. Vì vậy, câu trả lời chính xác sẽ tùy thuộc vào mỗi người.

Tuy nhiên, một lời khuyên từ StudentJob, nếu bạn là sinh viên thì bạn nên đi làm thêm. Kể cả khi bạn không gặp khó khăn về tài chính, thì lợi ích mà công việc làm thêm đem lại là lợi ích về mặt lâu dài.

Có những bài học bạn sẽ được học từ những công việc làm thêm, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn và nhìn thế giới theo một cái nhìn cởi mở hơn thay vì chỉ chăm chăm đi học và cuộc sống bị thu hẹp giữa con đường từ nhà đến trường.

Thế nhưng, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ đủ tỉnh táo trong quá trình tìm việc làm thêm để chọn ra những việc làm thêm chất lượng và phù hợp. Hãy luôn cảnh giác với 10 dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng để không mắc phải bẫy của những đối tượng xấu để rồi rước họa vào thân bạn nhé.

Lời kết.

Tóm lại, việc làm thêm có thể mang lại nhiều lợi ích của việc làm thêm nhưng sinh viên cần phải cân nhắc và xác định rõ mục đích của việc làm thêm và không để ảnh hưởng đến việc học tập của mình. Nếu được kết hợp tốt giữa học tập và làm thêm, sinh viên sẽ có một trải nghiệm học tập và cuộc sống đầy đủ và cân bằng. Chúc bạn tìm được công việc như ý tại StudentJob và thành công!

Bài viết liên quan

Du học Đan Mạch: Môi trường, Điều kiện và Chi phí du học
Đan Mạch là một điểm đến đặc biệt khi kết hợp cả nét quyến rũ của Bắc u cổ xưa và nét đẹp của một vùng đất tương lai. Quốc gia này thường xuyên được xếp hạng trong danh sách những nơi đáng sống, an toàn và hạnh phúc nhất thế giới nhờ chất lượng cuộc sống và thu nhập bình quân đầu người cao cùng nhiều yếu tố khác. Du học tại Đan Mạch sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm mà khó có quốc gia nào khác có thể đem lại.
Du học Hà Lan: Điều kiện, Chi phí và Thách thức 2024
Hà Lan nằm ở phía tây bắc Châu Âu, giáp với Đức và Bỉ. Đất nước này được biết đến với tên gọi là xứ sở của các loài hoa và cối xay gió. Ngoài ra, Hà Lan còn nổi tiếng bởi việc sở hữu một hệ thống giáo dục sáng tạo, tiên tiến hàng đầu thế giới. Nếu bạn có cơ hội được du học tại Hà Lan, bạn sẽ được trải nghiệm hệ thống giáo dục có tầm nhìn cùng đời sống hiện đại và vô số bài học đáng giá khác.
Du học Tây Ban Nha: Chi phí, Điều kiện và Lưu ý khi du học
Những trường đại học danh tiếng, lối sống thoải mái và đồ ăn ngon khiến Tây Ban Nha trở thành điểm đến du học đáng mơ ước dành cho sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Năm 2019, educations.com đã xếp hạng Tây Ban Nha là quốc gia đứng đầu trong danh sách 10 quốc gia du học hàng đầu ở Châu Âu.