Ngành đào tạo Công nghệ thông tin là gì?

Thời đại công nghệ số lên ngôi, con người dần chuyển mình để hòa nhập vào xu thế mới. Chính vì vậy, độ hot của ngành Công nghệ thông tin càng được khẳng định sẽ chỉ có tăng mà không có giảm. Ngành Công nghệ thông tin là như thế nào? Bao gồm những chuyên ngành gì? Học Công nghệ thông tin ở đâu? Hãy cùng StudentJob tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Mục lục

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (CNTT) - tên tiếng Anh là Information Technology hay chúng ta vẫn thường gọi tắt là ngành IT, là ngành học sử dụng phần mềm và máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, xử lý, bảo mật, truyền dẫn và thu thập thông tin. 

Ngành Công nghệ thông tin ra đời nhằm mục đích phát triển tối đa khả năng sửa chữa, tạo mới. Đặc biệt, ngành này sử dụng hệ thống các thiết bị, cung cụ và máy tính để có thể xử lý thông tin, tổ chức có yêu cầu.

Những chuyên ngành thuộc Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một ngành khó và có sự tuyển chọn đầu vào rất gắt gao. Người học CNTT cần có một đầu óc nhanh nhẹn và thông minh, tư duy logic để có thể học tập hiệu quả ngành học này.

Công nghệ thông tin gồm nhiều chuyên ngànhNgành CNTT sẽ bao gồm các chuyên ngành khác nhau

Về cơ bản, tại đa số các trường đại học, ngành CNTT sẽ bao gồm các chuyên ngành khác nhau với chương trình học tập chung chuyên môn và hướng sinh viên tới các ngành cụ thể bao gồm: 

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm: ngành học nền tảng tạo nên các ứng dụng, phần mềm trên máy tính, điện thoại. Đào tạo sinh viên từ việc thiết kế đến phát triển, vận hành và bảo trì để toàn bộ hệ thống phần mềm luôn hoạt động hiệu quả và liền mạch.

Chuyên ngành Khoa học máy tính: ngành học thiên về tính toán và các lý thuyết chuyên môn về hệ thống các chương trình máy tính trên các ứng dụng để có thể khai thác thuật toán vào những chương trình này.

Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính: ngành tập trung nghiên cứu rất nhiều về cả phần cứng và phần mềm của hệ thống máy tính, thiết bị điện tử như các mạch điện tử, điện tử.

Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Robotics: ngành đang là xu hướng trong thời đại số hiện nay, cung cấp những kiến thức về lập trình máy tính, huấn luyện trí tuệ nhân tạo, thu thập, phân tích dữ liệu, xu hướng và đề xuất các giải pháp phù hợp liên quan đến ngành.

Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: ngành học cung cấp kiến thức về xây dựng mạng Internet dựa theo các nguyên lý, phương thức có thiết kế.

Chuyên ngành An toàn thông tin: đào tạo cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về đảm bảo an ninh, trật tự cho hệ thống các thông tin, dữ liệu ở các cấp độ khác nhau trong bối cảnh tội phạm an ninh mạng xuất hiện ngày càng nhiều. 

Chuyên ngành Hệ thống quản lý thông tin: là chuyên ngành cung cấp kiến thức về cả phần cứng và phần mềm, mạng truyền thông cho sinh viên, đào tạo kỹ năng khai thác, phân phối dữ liệu trong suốt quá trình học tập và làm việc.

Chuyên ngành Big Data và Machine Learning: đây cũng là ngành học rất có triển vọng trong thời đại 4.0 hiện nay, trong khi Big Data nghiên cứu về việc tiếp cận các dữ liệu một cách tối ưu, thì Machine Learning giúp sinh viên nắm được tối đa những kiến thức về trí tuệ nhân tạo, học máy.

Học Công nghệ thông tin ở đâu?

Các trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin Học Công nghệ thông tin ở đâu?

Hiện nay, các trường đào tạo có chương trình học ngành Công nghệ thông tin không hề thiếu. Phụ huynh, học sinh muốn hướng đến theo đuổi ngành này có thể tìm hiểu và xem xét các trường đại học/học viện dưới đây.

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội/ Hồ Chí Minh.
  • Đại học FPT Hà Nội.
  • Đại học Công nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội (VNU Hanoi - UET).
  • Đại học Khoa học tự nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội (VNU Hanoi - HUS).
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự.
  • Đại học Khoa Học Tự Nhiên hành phố Hồ Chí Minh.

>>>Tìm hiểu thêm: Hướng nghề cho sinh viên CNTT

Sinh viên tốt nghiệp CNTT ra trường làm gì? 

Công nghệ thông tin là một ngành khó, vì vậy không phải ai cũng có thể theo đuổi nó. Thêm vào đó, sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ tạo ra nhu cầu khổng lồ về nhân sự trong ngành.

Sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thông tin hiện nay sẽ rất được trọng dụng, đặc biệt, công việc IT cũng rất phong phú cùng mức mức thu nhập cũng rất hấp dẫn. 

Sinh viên tốt nghiệp CNTT có nhiều cơ hội nghề nghiệpCông việc IT cũng rất phong phú cùng mức mức thu nhập cũng rất hấp dẫn

Những công việc bạn có thể làm với tấm bằng Công nghệ thông tin bao gồm như: 

  • Kỹ sư xây dựng, kỹ sư thiết kế, quản lý dự án nghiên cứu ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực như địa lý, tài nguyên, môi trường (Làm việc tại các công ty điển hình về phần mềm ứng dụng như: Esri; FPT; TMA; TMA;....)
  • Kỹ sư vận hành, quản lý, giám sát/chuyên viên phân tích và phát triển các ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp lớn nhỏ (Làm việc tại các đơn vị như: Ngân hàng, Bưu điện, Siêu thị,...)
  • Kỹ sư khai thác thông tin, dữ liệu ứng dụng cho các doanh nghiệp trong vấn đề phân tích, định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh và đưa ra quyết định (Làm việc tại các tập đoàn kinh doanh, sản xuất có quy mô lớn như Samsung, IBM, CoopMart, Thế giới di động,...)

  • Kỹ sư nghiên cứu, kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng các ứng dụng chuyên về lĩnh vực truyền thông hay công nghệ Web, một trong những lĩnh vực nóng của CNTT (Làm việc tại các công ty phần mềm như: Microsoft, Google, CMC,...)

Lời kết

Tương lai của ngành công nghệ thông tin vẫn còn rất phát triển và rộng mở. Đừng ngần ngại thử sức với ngành này và đạt được những thành tựu khiến bản thân bạn tự hào. StudentJob vừa cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành học CNTT. Mong rằng với bài viết trên, bạn đã có thể đưa ra cho mình những quyết định đúng đắn. Chúc bạn luôn thành công!

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.