Trọn bộ cẩm nang hướng nghề cho sinh viên CNTT
Từ điển ngành nghề
Mục lục
Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là một ngành nghề rất rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau, được gọi bằng tiếng Anh là IT - Information Technology. CNTT ứng dụng máy tính, thiết bị để xử lý thông tin cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Công nghệ thông tin bao gồm cả khoa học và công nghệ, được tạo ra và sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và thời đại.
Với sự phát triển mạnh mẽ, CNTT được ứng dụng và phủ sóng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, người làm việc trong ngành công nghệ thông tin có vô số sự lựa chọn cho nghề nghiệp của mình. Các lĩnh vực tiêu biểu nhất là lập trình, thiết kế hệ thống, thiết kế phần cứng, phần mềm, bảo trì, bảo mật, v.v.
Học ngành công nghệ thông tin thi khối gì?
Ngành công nghệ thông tin luôn có lượng đăng ký xét tuyển khá lớn. Thí sinh có học lực trung bình, khá có thể đăng ký vào ngành này. Vậy ngành công nghệ thông tin thi khối gì? Xét tuyển công nghệ thông tin khối nào?
Hiện các trường ĐH, CĐ xét tuyển một số tổ hợp khối A, D cho ngành công nghệ thông tin.
- A0 (Toán - Lý - Hóa)
- A1 (Toán - Lý - Anh)
- D1 (Toán - Văn - Anh)
- D7 (Toán - Hóa - Anh)
- D10 (Toán - Địa - Anh)
Môn Công nghệ thông tin thi khối nào phụ thuộc vào trường bạn đăng ký xét tuyển, mỗi trường sẽ có chỉ tiêu riêng cho từng khối thi.
Học ngành công nghệ thông tin thi môn gì?
Bên cạnh thắc mắc ngành CNTT học gì, nhiều bạn cũng quan tâm không biết muốn học ngành CNTT sẽ phải học những môn gì. Ngành công nghệ thông tin đòi hỏi thí sinh phải có đầu óc thông minh, logic, có khả năng phân tích suy luận sâu sắc, khoa học và không ngừng sáng tạo, tìm kiếm giả thuyết mới và đặc biệt yêu thích máy tính, khoa học và các trò chơi trí tuệ.
Vậy nên, nếu muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin, bạn cần phải giỏi các môn tự nhiên. Điển hình là các môn toán học, vật lý học và hóa học.
Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn là một phần không thể thiếu khi nhắc đến ngành công nghệ thông tin. Vì tính chất ngành học và công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, công nghệ, các thông số và kiến thức được thể hiện bằng tiếng Anh. Bạn cần sử dụng tiếng Anh như một công cụ để giao tiếp với máy tính và làm việc với nó.
Thông qua việc tìm hiểu ngành Công nghệ thông tin khối nào, bạn sẽ suy ra được những môn cần tập trung học và ôn thi để có điểm xét tuyển như mong muốn.
Tóm lại, để thi đậu vào ngành công nghệ thông tin thành công, bạn cần học tốt các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ. Giống như các tổ hợp môn trên, về cơ bản bạn cần học tốt các môn Toán, Lý, Hóa và Tiếng Anh. Một số trường còn xét tuyển dựa vào khối thi D1, D10 nên nếu chọn các khối này, em cần học tốt cả hai môn Văn và Địa.
Ngành công nghệ thông tin theo học trường gì?
Hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng và thậm chí cả trường dạy nghề có đào tạo công nghệ thông tin. Nếu bạn băn khoăn ngành công nghệ thông tin nên học trường nào? Bạn có thể tham khảo những địa chỉ trường đào tạo uy tín sau:
Trường phía Bắc
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học FPT
- Đại học Hà Nội
- ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội
- Học viện công nghệ BCVT
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
Trường phía Nam
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Trường ĐH KHTN - ĐHQG thành phố HCM
- ĐH Mở thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học CNTT – ĐHQG TP.Hồ Chí Minh
- Đại học Hoa Sen
Ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp làm gì?
IT là một nghề có thu nhập cực cao kể cả với sinh viên mới ra trường. Đây là ngành yêu cầu nhiều kỹ năng, sử dụng nhiều chất xám và cũng có rất nhiều thách thức. Sau khi ra trường, bạn sẽ có được cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn và đa dạng. Dưới đây là một số nghề nghiệp dành cho dân IT mà bạn có thể tham khảo:
- Software Engineer
- Lập trình viên
- Graphic Design
- Senior Developer
- System Administration
- Electronics and Telecommunications Engineering
- Product Manager
- Và nhiều ngành nghề liên quan khác.
Thu nhập người học công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp
Là nhân viên IT, thu nhập khởi điểm sau khi ra trường là 8 triệu đồng/tháng với vị trí Intern - Fresher. Chỉ một thời gian ngắn sau khi nâng bậc lương sẽ tăng từ trên 10 triệu đồng/tháng. Nếu là lập trình viên và các vị trí khác yêu cầu chuyên môn khác, mức lương có thể lên đến 25 triệu đồng/tháng. Ở bộ phận quản lý, bạn hoàn toàn có thể kiếm được 30-40 triệu/tháng.
Lưu ý rằng ngành này thường phổ biến với những vị trí việc làm tại Hà Nội và việc làm tại TP. Hồ Chí Minh. Những tỉnh thành khác thường không có quá nhiều nhu cầu về nguồn lực công nghệ thông tin nên nếu bạn theo nghề này thì hãy chắc chắn bạn sẽ làm tại những thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp.
Lời kết
Công nghệ thông tin thi khối nào, học gì, ra trường làm gì? Chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời của công nghệ thông tin trong bài viết. Khoa học và công nghệ thông tin luôn phát triển từng giây, từng phút trên toàn cầu, trong tất cả lĩnh vực nhằm tăng cao chất lượng nâng cao cuộc sống con người.
Mọi tổ chức, doanh nghiệp đều săn đón những nhân viên tài năng cho lĩnh vực CNTT. Do đó, cơ hội việc làm trong ngành CNTT và mức thu nhập hấp dẫn luôn ở đó dành cho bạn. Hãy truy cập website StudentJob để cập nhật thường xuyên những việc làm mới nhất ngành CNTT, kịp thời nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn dành cho bạn!