Áp lực đồng trang lứa là gì? Ảnh hưởng và cách đối diện

Có phải bạn đã từng nghe khái niệm "Con nhà người ta" là một ai đó mang sự hoàn hảo về mọi mặt và luôn được sử dụng để so sánh. Đây chính là nguồn cơn mang đến những Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) thời hiện đại. Vậy áp lực đồng trang lứa là gì? Có ảnh hưởng như thế nào và làm sao để đối mặt với chúng? Cùng StudentJob tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục

Áp lực đồng trang lứa là gì?

Áp lực đồng trang lứa hay tên tiếng Anh thông dụng hơn là Peer pressure. Đây là khái niệm chỉ những sức ép mà một người phải chịu khi bị tác động từ bên ngoài hay bị yêu cầu phải tuân thủ theo những quy chuẩn, giá trị hoặc hành vi của nhóm những bạn bè hay cộng đồng xung quanh.

Loai áp lực này bắt nguồn từ những mối quan hệ xã hội, trong đó một cá nhân cần cảm thấy như bản thân phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn hoặc mong đợi từ xã hội, phải được sánh ngang và được công nhận.

Áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống từ ngoại hình, phong cách sống, thói quen, sở thích, cách ứng xử, thành tích học tập, thành tích xã hội hay thậm chí cả những thói quen xấu như dùng chất gây nghiện, chất cấm, v.v.

Áp lực đồng trang lứa là gì?

Những áp lực này đến từ những người mà chúng ta tiếp xúc nhiều hoặc không như bạn bè, đồng nghiệp, những nhóm người cùng tuổi trên truyền thông hay mạng xã hội. Những áp lực đồng trang lứa có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực với sự phát triển và trải nghiệm sống của mỗi người đặc biệt là những người trẻ đang ở trong ngã rẽ lớn của cuộc đời.

Vì sao chúng ta bị áp lực đồng trang lứa?

Nguồn gốc xuất phát của việc bị áp lực đồng trang lứa là do chúng ta chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài kết hợp cũng những suy nghĩ và đánh giá từ bên trong. Nguyên nhân cụ thể của Áp lực đồng trang lứa như sau.

Mong muốn được công nhận.

Mong muốn được công nhận

Theo Tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu được thể hiện bản thân và được công nhận là nhu cầu cuối cùng khi chúng ta đã có đầy đủ những nhu cầu về thể lý, được an toàn, yêu thương. Sự công nhận của xã hội giúp chúng ta có cảm giác được hòa nhập với những con người đồng trang lứa với mình. Do đó, chúng ta luôn muốn lấy chính những quy chuẩn đó để áp đặt bản thân đi theo để không phải chịu cảm giác bị cô lập.

Trong giai đoạn thanh thiếu niên, khi chúng ta đang trong quá trình phát triển bản thân, nhu cầu được công nhận càng trở nên quan trọng. Chúng ta mong muốn được hòa nhập với nhóm bạn bè và được họ chấp nhận. Do đó, chúng ta thường có xu hướng so sánh bản thân với những người khác và cố gắng trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Khi bị áp lực đồng trang lứa, chúng ta có thể cảm thấy tự ti, mặc cảm, lo lắng và căng thẳng. Những cảm xúc tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của chúng ta.

Để vượt qua áp lực đồng trang lứa, chúng ta cần học cách chấp nhận bản thân và trân trọng những gì mình có. Chúng ta cũng cần đặt ra những mục tiêu thực tế và phù hợp với bản thân, thay vì cố gắng đạt được những mục tiêu không thực tế.

Sự so sánh xã hội.

Sự so sánh xã hội

Con người chúng ta thường có xu hướng so sánh bản thân với những người xung quanh, đặc biệt là những người có cùng tuổi và hoàn cảnh. Khi chúng ta nhìn thấy những người khác đạt được, thành công hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội, chúng ta có thể cảm thấy tự ti, mặc cảm và áp lực phải cố gắng để đạt được những điều tương tự.

Sự so sánh xã hội có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Các phương tiện truyền thông: Các phương tiện truyền thông thường chỉ tập trung vào những người thành công và nổi tiếng, tạo ra những hình mẫu lý tưởng mà chúng ta thường so sánh với bản thân.
  • Mạng xã hội: Mạng xã hội khiến chúng ta dễ dàng tiếp cận với cuộc sống của người khác, từ đó dễ dàng so sánh bản thân với họ.
  • Các tiêu chuẩn xã hội: Xã hội thường có những tiêu chuẩn về ngoại hình, thành tích học tập, công việc,... Những tiêu chuẩn này có thể khiến chúng ta cảm thấy áp lực phải tuân thủ để được công nhận.

Sự ảnh hưởng từ truyền thông và mạng xã hội.

Sự ảnh hưởng từ truyền thông và mạng xã hội

Truyền thông và mạng xã hội có thể tạo ra những con người được coi là tiêu chuẩn buộc chúng ta phải làm theo nếu không muốn bị coi là "lạc loài". Ở bất cứ độ tuổi, giới tính hay ngành nghề công việc nào cũng đều có những tiêu chuẩn khiến cho con người phải chịu những áp lực đồng trang lứa.

Dễ thấy nhất có thể nói đến như: 22 tuổi phải có bằng đại học đi làm lương khởi điểm 8 triệu; đàn ông 30 tuổi phải mua được nhà, v.v. Những tiêu chuẩn không thực tế này vô hình khiến cho những người không đạt được điều đó trở nên nghi ngờ chính mình và càng thêm tự ti.

Các phương tiện truyền thông thường chỉ đưa tin về những người thành công và nổi tiếng, những người có ngoại hình đẹp, tài năng, thành tích học tập cao,... Những hình ảnh này có thể khiến chúng ta cảm thấy áp lực phải trở thành những người như họ để được công nhận. Mạng xã hội khiến chúng ta dễ dàng tiếp cận với cuộc sống của người khác, từ đó dễ dàng so sánh bản thân với họ. Chúng ta thường chỉ thấy những mặt tốt đẹp của người khác trên mạng xã hội, điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy tự ti khi so sánh bản thân với họ.

Áp lực từ sự ảnh hưởng của truyền thông và mạng xã hội có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của con người, bao gồm:

  • Cảm giác tự ti, mặc cảm: Khi chúng ta so sánh bản thân với người khác và cảm thấy mình thua kém, chúng ta có thể cảm thấy tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của bản thân.
  • Căng thẳng, lo lắng: Áp lực từ sự ảnh hưởng của truyền thông và mạng xã hội có thể khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thậm chí là trầm cảm. Những cảm xúc tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và các mối quan hệ xã hội của chúng ta.
  • Tham gia vào các hành vi nguy hiểm: Để đáp ứng những kỳ vọng của xã hội, chúng ta có thể tham gia vào các hành vi nguy hiểm như sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, quan hệ tình dục sớm, v.v. Những hành vi này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và cuộc sống của chúng ta.

Sự kỳ vọng từ bạn bè và gia đình.

Sự kỳ vọng từ bạn bè và gia đình

Sự kỳ vọng từ gia đình và bạn bè có thể tạo cho chúng ta áp lực đồng trang lứa và luôn chật vật trong việc phải đáp ứng những kỳ vọng đó. Khái niệm "con nhà người ta" ra đời khi những người thân trong gia đình muốn đặt những mong muốn của họ lên bạn. Khi họ đặt những kỳ vọng lên chúng ta, chúng ta có thể cảm thấy áp lực phải đáp ứng những kỳ vọng đó để được họ công nhận.

Sự kỳ vọng từ bạn bè và gia đình có thể xuất phát từ nhiều lý do, bao gồm:

  • Tình yêu thương và mong muốn tốt đẹp: Bạn bè và gia đình thường muốn những điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Họ có thể đặt ra những kỳ vọng cao cho chúng ta để thúc đẩy chúng ta phát triển và thành công.
  • Sự so sánh: Bạn bè và gia đình thường so sánh chúng ta với những người khác, cả tích cực và tiêu cực. Những so sánh này có thể khiến chúng ta cảm thấy áp lực phải đáp ứng những kỳ vọng của họ.
  • Có ý định kiểm soát: Một số người có thể đặt ra những kỳ vọng cao cho chúng ta để kiểm soát cuộc sống của chúng ta. Điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy áp lực và mất tự do.

Sự tác động của quy chuẩn xã hội.

Sự tác động của quy chuẩn xã hội

Quy chuẩn và giá trị xã hội có thể tạo ra áp lực để chúng ta tuân thủ hoặc không sẽ bị phê phán hoặc bị cô lập. Những điều này có thể liên quan đến cách ăn mặc, cách ứng xử, quan điểm chính trị và văn hóa, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày, tạo nên áp lực đồng trang lứa.

Quy chuẩn xã hội là những chuẩn mực về hành vi, suy nghĩ, lối sống được chấp nhận trong một xã hội nhất định. Khi chúng ta không tuân thủ những quy chuẩn này, chúng ta có thể bị phê phán, bị cô lập hoặc thậm chí bị trừng phạt.

Các quy chuẩn xã hội có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm:

  • Ngoại hình: Có những tiêu chuẩn về ngoại hình được coi là đẹp và được chấp nhận trong xã hội. Khi chúng ta không đáp ứng các tiêu chuẩn này, chúng ta có thể cảm thấy tự ti và áp lực phải thay đổi ngoại hình của mình.
  • Tính cách: Có những tính cách được coi là tích cực và được chấp nhận trong xã hội. Khi chúng ta không có những tính cách này, chúng ta có thể cảm thấy mình bị đánh giá thấp và áp lực phải thay đổi tính cách của mình.
  • Hành vi: Có những hành vi được coi là đúng đắn và được chấp nhận trong xã hội. Khi chúng ta có những hành vi không phù hợp với các quy chuẩn xã hội, chúng ta có thể bị phê phán hoặc bị cô lập.

Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến xã hội.

Áp lực đồng trang lứa ngày nay càng phổ biến ở trong một xã hội hiện đại khi con người thể biết được mọi thứ từ mạng Internet. Hình ảnh những con người thành thông ở trên khắp các mặt trận truyền thông mạng xã hội càng nhiều thì ảnh hưởng của Áp lực đồng trang lứa càng tăng. Những ảnh hưởng này sẽ có 2 mặt tích cực và tiêu cực:

Ảnh hướng tích cực của áp lực đồng trang lứa đến xã hội.

Ảnh hướng tích cực của áp lực đồng trang lứa đến xã hội

Về mặt tích cực, những Áp lực đồng trang lứa chính là động lực giúp bạn vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống có thể kể đến như.

  • Tạo động lực phát triển và cạnh tranh lành mạnh: Những áp lực đồng trang lứa có thể giúp cho bạn phấn đầu hơn trong mọi việc để đạt được mục tiêu của bản thân. Nó cũng có thể tạo ra những sự cạnh tranh lành mạnh để bạn khích lệ chính mình và phát triển.
  • Khám phá và phát triển sở thích mới: Đôi khi, áp lực từ việc bạn bè có những điều mà bạn chưa có cũng có lợi trong việc kích thich sự phát triển của những sở thích mới, giúp bạn có cơ hội được khám phá bản thân và mở rộng sự hiểu biết của chính mình.
  • Xây dựng kỹ năng xã hội: Áp lực đồng trang lứa có thể giúp sinh viên phát triển kỹ năng xã hội. Qua quá trình tương tác và cạnh tranh với bạn bè, bạn có thể rèn luyện khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy linh hoạt và khả năng xử lý xung đột.
  • Khích lệ tiến bộ và thành công: Áp lực đồng trang lứa có thể khuyến khích sinh viên phấn đấu và đạt được thành công. Khi thấy bạn bè đạt được kết quả tốt, bạn có thể cảm thấy động lực để cải thiện bản thân và đạt được những thành tựu tương tự.

Nhìn chung, những ảnh hưởng tích cực mà Áp lực đồng trang lứa mang lại chủ yếu chính là động cơ giúp bạn phấn đấu vươn lên, bước ra khỏi vùng an toàn mà bạn đã tự chôn mình lại bấy lâu trong đó và tỏa sáng.

Ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa đến xã hội.

Ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa đến xã hội

Những Áp lực đồng trang lứa sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực và để lại những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bạn như sau.

  • Trở nên tự ti: Sự tự ti xuất phát từ việc đem bản thân mình ra so sánh với những người bạn xung quanh khác về các mặt khác nhau từ năng lực, ngoại hình đến những thành tựu trong cuộc sống. Những áp lực đồng trang lứa khiến cho bạn suy nghĩ tự hỏi vì sao họ làm được mà bạn không làm được, tại sao họ tài giỏi mà bạn lại không, v.v. Chính những suy nghĩ so sánh này khiến cho bạn coi rằng bản thân mình kém cỏi và yếu đuối. Từ đó luôn cảm thấy tự ti và thu mình, không còn muốn cố gắng cho học tập, công việc và cuộc sống.
  • Stress và căng thẳng kéo dài: Áp lực đồng trang lứa có thể khiến xã hội hay chính bạn đặt ra những tiêu chuẩn và kỳ vọng lên chính mình. Sự so sánh liên tục khiến cho bạn luôn phải chịu cảm giác bị đánh giá và gây ra những căng thẳng nghiêm trọng về tâm lý. 
  • Đánh mất định hướng: Khi bạn bắt đầu đặt quá nhiều tâm trí vào những thành tựu của người khác, bạn bắt đầu quên đi chính mình là ai và đang ở đâu. Việc bạn quá quan tâm đến họ cũng khiến cho bạn không còn tập trung vào bản thân và mục tiêu ban đầu. Bạn dần đánh mất bản thân, mất định hướng và lạc lối.
  • Sử dụng tiêu chuẩn không lành mạnh: Những hình ảnh hào nhoáng từ những người thành công trên mạng xã hội có thể gây ra cho bạn nhiều áp lực và đặt ra những tiêu chuẩn không đúng với khả năng và năng lực của bản thân. Điều này có thể dẫn đến sự không hài lòng với bản thân và áp lực không cần thiết để đạt được những tiêu chuẩn không thực tế.

Nhìn chung, sử dụng hình ảnh của những người đồng trang lứa khác để tạo động lực cho bản thân hoàn toàn có thể phản tác dụng và mang lại những tiêu cực khiến bạn ngày càng trở nên mệt mỏi và sợ hãi. 

Thử tưởng tượng một người trẻ 22 tuổi vừa tốt nghiệp ra trường phải đối diện với những khủng hoảng sau tốt nghiệp và những quy chuẩn của xã hội. Nhìn xung quanh bạn bè hoặc là đã có công việc với mức thu nhập tốt, hoặc trở nên nổi tiếng, hoặc sớm lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Lúc này khi nhìn lại mình 22 tuổi vẫn đang chật vật tìm việc làm, không mối quan hệ, không bạn bè, không người yêu, kỹ năng còn kém. Chắc chắn lúc này bạn sẽ cảm thấy bản thân mình thật kém cỏi. Áp lực đồng trang lứa tuổi 22 luôn rất nặng nề và thường mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực đặc biệt trong thời đại mà chúng ta có thể thành công từ rất sớm hiện nay.

Làm sao để đối diện với áp lực đồng trang lứa?

Sau đây, StudentJob xin chia sẻ cùng bạn đọc những cách để đối diện với áp lực đồng trang lứa một cách hiệu quả.

Tự tin và chấp nhận bản thân.

Tự tin và chấp nhận bản thân

Áp lực đồng trang lứa có thể khiến bạn quên mất chính mình là ai. Vì thế, hãy luôn tin tưởng vào khả năng và giá trị của bản thân mình. Nhận thức và hoàn cảnh sống của mỗi người là khác nhau, vì vậy đừng áp đặt những tiêu chuẩn bất hợp lý góp nhặn từ người khác lên bản thân mình. Hãy tự mình khám phá khả năng và sở thích của chính mình, tập trung vào phát triển bản thân và những mục tiêu của chính mình.

Dưới đây là một số cách để xây dựng sự tự tin và chấp nhận bản thân:

  • Hãy dành thời gian để khám phá khả năng và sở thích của chính mình. Hãy thử những điều mới mẻ và tìm ra những điều mà bạn yêu thích. Khi bạn biết mình giỏi điều gì, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn.
  • Hãy tập trung vào những điểm mạnh của bản thân. Thay vì tập trung vào những điểm yếu, hãy tập trung vào những điểm mạnh của bạn. Hãy ghi nhớ những thành tích mà bạn đã đạt được và những điều mà bạn giỏi.
  • Hãy chấp nhận những điểm yếu của bản thân. Mọi người đều có điểm yếu. Hãy chấp nhận những điểm yếu của bạn và đừng để chúng ngăn cản bạn đạt được những điều bạn muốn.
  • Hãy bao quanh mình với những người tích cực. Những người tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân. Hãy dành thời gian cho những người yêu thương và ủng hộ bạn.

Xây dựng mạng lưới bạn bè tích cực.

Xây dựng mạng lưới bạn bè tích cực

Tìm kiếm những người bạn đồng hành có cùng giá trị và sở thích. Một mạng lưới bạn bè tích cực sẽ cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích, giúp bạn vượt qua áp lực đồng trang lứa. Hãy tìm những người bạn thân thiết và tin cậy mà bạn có thể chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Dưới đây là một số cách để xây dựng mạng lưới bạn bè tích cực:

  • Hãy tham gia các hoạt động và câu lạc bộ mà bạn quan tâm. Đây là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những người có cùng sở thích với bạn.
  • Hãy cởi mở và sẵn sàng kết bạn mới. Học cách nói chuyện và làm quen với người lạ, đừng ngại bắt chuyện với người khác.
  • Có đi có lại. Khi bạn quan tâm đến người khác, có khả năng cao là họ cũng sẽ quan tâm đến bạn.

Tự quản lý thời gian và ưu tiên công việc.

Tự quản lý thời gian và ưu tiên công việc

Xác định những mục tiêu quan trọng và lập kế hoạch để đạt được chúng. Hãy học cách quản lý thời gian hiệu quả và phân chia công việc một cách hợp lý để tránh áp lực quá tải. Đặt ưu tiên cho những hoạt động và nhiệm vụ quan trọng, và hãy biết rằng không phải mọi thứ đều cần hoàn hảo.

Dưới đây là một số cách để tự quản lý thời gian và ưu tiên:

  • Xác định những mục tiêu quan trọng. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Khi bạn biết những gì bạn muốn đạt được, bạn sẽ dễ dàng xác định những việc quan trọng cần làm.
  • Lập kế hoạchHãy viết ra những mục tiêu của bạn và lập kế hoạch để đạt được chúng. Kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi tiến trình và đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.
  • Quản lý thời gian hiệu quả. Hãy học cách quản lý thời gian hiệu quả bằng cách đặt thời hạn cho bản thân và tránh trì hoãn.
  • Ưu tiên. Hãy học cách đặt ưu tiên cho những hoạt động và nhiệm vụ quan trọng. Đừng cố gắng làm tất cả mọi thứ cùng một lúc.
  • Biết rằng không phải mọi thứ đều cần hoàn hảo. Đừng cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo. Đôi khi, tốt hơn là hoàn thành một công việc ở mức trung bình hơn là không hoàn thành gì cả.

Nắm bắt cơ hội học tập và phát triển.

Nắm bắt cơ hội học tập và phát triển

Hãy tận dụng áp lực đồng trang lứa để thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Sử dụng sự cạnh tranh lành mạnh để cải thiện kỹ năng và kiến thức của mình. Tìm kiếm cơ hội học tập mới, tham gia vào các hoạt động bên ngoài trường học, và khám phá sở thích mới để phát triển một cách toàn diện.

Dưới đây là một số cách để nắm bắt cơ hội học tập và phát triển:

  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa là một cách tuyệt vời để học hỏi những điều mới và phát triển những kỹ năng mới. Bạn có thể tham gia những hoạt động như vệ sinh công cộng, tình nguyện viên, trợ giúp sự kiện đại học, v.v. để có cơ hội được phát triển kỹ năng mềm nhiều hơn.
  • Tham gia các câu lạc bộ và nhóm. Các câu lạc bộ và nhóm là một cách tuyệt vời để kết nối với những người có cùng sở thích với bạn. Tuy vậy, không phải câu lạc bộ nào cũng có ích trong việc phát triển, bạn nên chọn những câu lạc bộ có chung tiêu chí hoạt động hoặc những câu lạc bộ về đọc sách, nghiên cứu, kinh doanh,...
  • Tham gia các khóa học hoặc chương trình học tập. Các khóa học và chương trình học tập là một cách tuyệt vời để phát triển kiến thức và kỹ năng của bạn. Ví dụ, nếu bạn là một người chuyên về lĩnh vực marketing thì các khoá học về marketing chắc chắn sẽ phù hợp với bạn đồng thời cung cấp cho bạn nền tảng để phát triển sau này.
  • Tự học. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và học hỏi những điều mới, việc cải thiện kỹ năng tự học cũng là một trong những cơ sở làm nên khả năng thích ứng và khả năng tự giải quyết vấn đề của bạn.

Tìm sự hỗ trợ từ người lớn và chuyên gia.

Tìm sự hỗ trợ từ người lớn và chuyên gia

Nếu áp lực đồng trang lứa trở nên quá khó khăn để đối phó, hãy tìm sự giúp đỡ từ người lớn đáng tin cậy như cha mẹ, giáo viên hoặc cố vấn trường học. Họ có thể cung cấp lời khuyên, hướng dẫn và hỗ trợ để bạn vượt qua tình huống áp lực.

Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể để tìm kiếm sự hỗ trợ từ người lớn và chuyên gia:

  • Hãy tìm một người mà bạn tin tưởng và tôn trọng.
  • Hãy nói rõ về những gì bạn đang trải qua.
  • Hãy lắng nghe lời khuyên và hướng dẫn của người đó.
  • Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải chịu đựng một mình.

Nhìn chung, dù áp lực đồng trang lứa có những ảnh hưởng tích cực giúp bạn có thêm động lực phấn đấu, nhưng cũng không thể phủ nhận những ảnh hưởng tiêu cực hiện đang càng chiếm đa số. Đặc biệt những người trong độ tuổi chịu nhiều định khiến như 22 và 30, mức độ bị ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa càng cao. Vì vậy hãy luôn chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đối mặt và quan trọng nhất là không được đánh mất chính mình. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

60+ STT làm dịu những tổn thương, giúp động viên tinh thần
Có một câu nói nổi tiếng rằng: “Mọi người bạn gặp đều đang chiến đấu trong một trận chiến mà bạn không biết gì về nó”. Đó là sự thật - tất cả chúng ta đều là những con người đã, đang và sẽ trải qua những thăng trầm của cuộc đời. Tất cả chúng ta đều chịu mất mát, tổn thương trong quá khứ và thường xuyên suy nghĩ về nó. Một nguồn động viên, an ủi có thể mang lại cho chúng ta khoảng lặng bình yên, chữa lành đầy mạnh mẽ.
90+ STT cô đơn tâm trạng, một mình buồn và trống trải
Bất kỳ ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc cô đơn, cảm giác buồn trống trải và đầy tâm trạng trong cuộc sống. Cảm giác một mình, bị bỏ rơi hoặc không được ai chia sẻ có thể làm cho tâm trạng của chúng ta trở nên u tịch, cô đơn hơn bao giờ hết. Khi bạn cảm thấy dường như không ai hiểu được mình, những câu nói về sự cô đơn sẽ trở thành người bạn thấu hiểu, sẵn sàng lắng nghe bất cứ suy nghĩ nào từ bạn.
80+ STT yêu đời, vui tươi, truyền năng lượng tích cực
Bạn có tin rằng những câu STT yêu đời, vui tươi, mà bạn đăng tải trên các trang mạng xã hội có khả năng mạnh mẽ trong việc truyền tải năng lượng tích cực. Chỉ bằng vài câu ngắn gọn, bạn sẽ tác động tích cực đến suy nghĩ và cách nhìn của bạn bè, người thân về hiện tại, về cuộc sống.