Nghề Phiên dịch viên và những điều sinh viên cần biết

Để quá trình trao đổi thông tin giữa hai doanh nghiệp nói hai ngôn ngữ khác nhau diễn ra hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất có thể, hai doanh nghiệp cần một người phiên dịch ở giữa thay vì tự mình học ngôn ngữ của đối tác. Từ đó có thể thấy cơ hội phát triển của nghề phiên dịch viên là rất cao. Vậy, phiên dịch viên là gì? Để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp cần những điều kiện và trình độ gì? Hãy để StudentJob cung cấp thông tin về ngành này cho bạn nhé!

Mục lục

Phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên là người làm công việc chuyển các văn bản (nói hoặc viết) giữa hai ngôn ngữ khác nhau một cách chính xác, giúp những người không cùng ngôn ngữ có thể hiểu nhau. Để làm được điều này, phiên dịch viên phải chăm chú lắng nghe, hiểu và ghi nhớ nội dung của ngôn ngữ này rồi dịch sang ngôn ngữ kia.

Nói một cách dễ hiểu hơn, phiên dịch viên là người thứ 3 trong cuộc trò chuyện, nghiệm vụ của họ là truyền đạt thông tin bằng hai ngôn ngữ một cách lần lượt cho những người còn lại hiểu.

Phiên dịch viên có thể làm việc ở rất nhiều môi trường, vị trí khác nhau như: làm phiên dịch viên tại các tổ chức chính phủ, tập đoàn đa quốc gia, hướng dẫn viên du lịch kiêm phiên dịch viên tại công ty du lịch, đại sứ quán, làm phiên dịch viên cho idol, ca sĩ, nhóm nhạc tại các công ty giải trí,… với mức thu nhập khá cao so với thu nhập trung bình của người Việt Nam hiện nay.

Những điều cơ bản mà một phiên dịch viên cần làm để bắt đầu theo đuổi nghề phiên dịch là:

  • Tích lũy vốn từ vựng phong phú để truyền tải thông tin một cách chính xác nhất.
  • Gặp mặt, tiếp xúc với nhiều đối tác, khách hàng tới từ nhiều quốc gia khác nhau.
  • Luôn bên cạnh khách hàng trong mọi cuộc họp, hội nghị,...
  • Truyền đạt giọng điệu và cảm xúc của người nói một cách chính xác và nhanh chóng.
  • Có khả năng truyền tải thông tin một cách dễ hiểu, nhanh chóng, chính xác.
  • Có kiến thức về nhiều lĩnh vực để dịch từ ngữ chuyên ngành một cách chính xác nhất.
  • Có khả năng giao tiếp.
  • Khả năng chịu áp lực, bảo mật thông tin.

Tìm hiểu 4 loại hình phiên dịch và cách phân loại

Các hình thức phiên dịch.

Bên cạnh việc có nhiều môi trường làm việc đa dạng, ngành phiên dịch còn có nhiều hình thức phiên dịch khác nhau:

1. Phiên dịch đồng thời.

Còn được gọi là phiên dịch cabin, phiên dịch song song là hình thức phiên dịch đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất. Phiên dịch viên phải ghi nhớ thông tin mà người nói ngôn ngữ nguồn đang nói và dịch ngay sang ngôn ngữ của người nhận. Nói một cách dễ hiểu hơn thì hành động nói (ngôn ngữ nguồn) - hành động nghe và dịch (của phiên dịch viên) - hành động tiếp nhận thông tin (người nghe) diễn ra gần như cùng một lúc.

Phiên dịch song song yêu cầu phiên dịch viên phải truyền đạt chính xác câu nói của đối phương trong thời gian rất ngắn.Việc phiên dịch gần như phải thực hiện cùng lúc với người đang nói.

2. Phiên dịch nối tiếp.

Hình thức phiên dịch này yêu cầu phiên dịch viên phải chuyển đổi ngôn ngữ sau khi người nói đã chuyển tải xong thông tin (thường từ 1-5 phút). Bạn cần ghi chép cẩn thận để ghi nhớ tất cả các ý chính, sau đó truyền tải thông tin qua ngôn ngữ tiếp nhận một cách chính xác. Hình thức này không yêu cầu phải dịch luôn nhưng lượng thông tin cần dịch nhiều hơn hình thức phiên dịch song song (đồng thời).

3. Phiên dịch tiếp cận.

Đây là hình thức phổ biến nhất, thường diễn ra tại các cuộc gặp đàm phán, hay cuộc họp quy mô nhỏ. Việc phiên dịch ngôn ngữ thường giao cho một phiên dịch viên duy nhất thực hiện.

4. Phiên dịch chuyển tiếp.

Trong một cuộc họp hội nghị sử dụng nhiều hơn ba ngôn ngữ (ví dụ: tiếng Anh - tiếng Lào - tiếng Campuchia - tiếng Việt), ban tổ chức sắp xếp cabin và thiết bị để mọi người nghe được ngôn ngữ mong muốn của họ. 

Giả sử trong một cuộc họp cụ thể, khi đại diện phía Việt Nam phát biểu thì phiên dịch cabin tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh. Trong khi đó, phiên dịch cabin tiếng Lào, Campuchia sẽ phải nghe tiếng Anh rồi mới chuyển sang tiếng Lào, Campuchia.

Phiên dịch tiếp sức bao gồm khá nhiều giai đoạn.

5. Phiên dịch thì thầm.

Đây là một hình thức tương tự phiên dịch song song. Điều khác biệt ở đây là người phiên dịch thực hiện việc dịch ngôn ngữ nguồn cho một nhóm nhỏ người và thì thầm vào tai người nghe.

phiên dịch thì thầm

6. Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.

Đây là phương pháp dùng hành động tay để diễn tả thông tin, nội dung muốn truyền đạt tới người không có khả năng nghe/nói/đọc/viết bình thường.

Để thành công với nghề phiên dịch bạn cần có những yếu tố

Ngành nghề nào cũng có những sự riêng biệt mang tính đặc thù của ngành nghề đó. Và để thành công với nghề phiên dịch viên, chúng ta cần nắm chắc những yếu tố sau:

1. Có niềm yêu thích mãnh liệt với ngôn ngữ, khả năng dùng từ linh hoạt.

Khi theo đuổi nghề phiên dịch, bạn phải có niềm đam mê với ngôn ngữ. Phiên dịch viên sẽ phải làm việc với rất nhiều người nói các ngôn ngữ khác nhau. Vì vậy, bạn cần có khả năng tự học tốt, đam mê tìm tòi và đặc biệt là đam mê ngoại ngữ để có thể gắn bó lâu dài với nghề.

Ngoài ra, bạn phải có khả năng sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt, và khả năng phản ứng nhanh để có thể chuyển đổi thông tin một cách chính xác và nhanh chóng. Vốn từ vựng phong phú cùng khả năng sử dụng từ linh hoạt, nhạy bén sẽ làm tăng giá trị của bạn rất nhiều.

2. Phản xạ nhanh và truyền tải thông tin tốt.

Một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng mà các phiên dịch viên phải liên tục trau dồi trong sự nghiệp của mình. Đó chính là khả năng phản xạ nhanh và truyền tải thông tin. Người phiên dịch cần phải hiểu bản chất của ngôn ngữ nguồn và sau đó chuyển sang ngôn ngữ tiếp nhận một cách nhanh chóng, chính xác, dễ hiểu để không làm gián đoạn cuộc hội thoại.

Bên cạnh đó, tránh dùng từ ngữ nhiều nghĩa hoặc khó hiểu, vì như vậy người nghe có thể hiểu sai, từ đó chất lượng cuộc hội thoại bị giảm sút.

3. Am hiểu về văn hóa, xã hội, thời sự.

Phiên dịch viên cũng cần hiểu về văn hóa, xã hội, thời sự để tránh việc dịch sai. Đồng thời việc am hiểu văn hóa, xã hội, thời sự cũng giúp phiên dịch viên có cách diễn đạt dễ hiểu, từ đó nâng cao chất lượng công việc.

Yếu tố cần có để trở thành phiên dịch viên

4. Kỹ năng mềm.

Một phiên dịch viên giỏi không chỉ là người có khả năng ngôn ngữ tốt, mà còn phải sở hữu các kỹ năng phần mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản xạ và ứng biến, v.v.

Khả năng lắng nghe sẽ giúp người phiên dịch ghi nhớ được nội dung hội thoại, ghi nhớ được tông giọng, cảm xúc của người nói để từ đó truyền tải nội dung một cách chính xác về cả nội dung lần cảm xúc.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp lưu loát sẽ giúp họ trao đổi – nhận thông tin theo dõi mạch hội thoại, rõ ràng và chính xác. Kỹ năng này giúp người phiên dịch có sự kết nối với khách hàng hơn, từ đó không khí của buổi làm việc sẽ tránh được sự căng thẳng, và sự "thoải mái" giữa họ và khách hàng cũng giúp họ dễ dàng biểu đạt ý muốn của khách hàng hơn.

Kỹ năng phản xạ và ứng biến của họ càng tốt thì chất lượng công việc của họ càng được nâng cao. Họ sẽ dễ nhận được đánh giá tốt về khả năng phản xạ với tự ngữ và khả năng truyền tải thông tin dễ hiểu, chính xác. Từ đó sự nghiệp của họ cũng ngày càng đi lên.

5. Chăm chỉ, kiên trì.

Chăm chỉ và kiên trì là yếu tố cần thiết trong bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là ngành phiên dịch viên. Họ cần không ngừng trau dồi khả năng ngôn ngữ, kiến thức xã hội – kinh tế – văn hóa,...để có thể dịch được chính xác, nhanh chóng thông tin cần truyền tải.

Để có một buổi phiên dịch thành công, các phiên dịch viên phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu, từ điển, cập nhật từ vựng mới, cấu trúc, ngữ pháp mới,… để tăng khả năng truyền tải thông tin của mình.

Tiềm năng phát triển, cơ hội việc làm của nghề phiên dịch viên

Trước sự giao lưu văn hóa - kinh tế - xã hội mạnh mẽ hiện nay, việc hợp tác giữa các quốc gia ngày càng đa dạng hơn bao giờ hết. Chính vì thế, cơ hội làm việc của ngành phiên dịch viên cũng rất mở rộng trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Bạn có thể làm việc trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như:

  • Phiên dịch viên/hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch – lữ hành.
  • Làm việc trong các công ty thuần túy về dịch thuật, biên dịch
  • Làm phiên dịch tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia.
  • Phiên dịch cấp cao tại các tổ chức chính phủ.
  • Làm trong báo cáo, dịch vụ tin tức.
  • Làm phiên dịch viên tại các công ty giải trí.

Phiên dịch viên là gì?

Muốn làm phiên dịch viên thì cần học ngành gì? Và học ở đâu?

Phiên dịch viên cần có bằng cấp, trình độ như thế nào? Để trở thành phiên dịch viên cần học ngành gì? Và ở đâu? Dưới đây là những thông tin StudentJob đã tổng hợp lại cho bạn đọc.

1. Bằng cấp/trình độ.

Để trở thành phiên dịch viên, bạn cần sở hữu Bằng cử nhân Ngôn ngữ trở lên. Tuy nhiên, bằng cấp cũng chỉ là một phần quyết định sự thành công của một ngành nghề. Bạn cũng có thể tự học ngôn ngữ, trau dồi khả năng phiên dịch, khả năng giao tiếp, khả năng phản xạ, tích lũy kinh nghiệm từ những dự án nhỏ và dần dần bạn hoàn toàn có thể trở  thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp.

2. Trường đại học nào ở Việt Nam có giảng dạy về Ngôn ngữ?

Dưới đây là một số trường Đại học mà mọi người đều có thể theo học để được bằng cử nhân, bằng khoa học liên quan đến Ngôn ngữ học:

Miền Bắc:

Miền Nam:

Mức lương nghề phiên dịch viên ở Việt Nam.

Hiện tại ở Việt Nam, mức lương của một phiên dịch viên là khá cao, dao động từ 10 triệu - 15 triệu đồng/1 tháng.Tuy nhiên, phiên dịch viên tại các chuỗi hội nghị cấp cao, các tổ chức chính phủ hay các doanh nghiệp lớn thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều.

Hơn nữa, phiên dịch viên của các ngôn ngữ không phải tiếng Anh sẽ có những mức lương khác nhau tùy thuộc vào độ phổ biến hay độ khó của ngôn ngữ đó.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức mà StudentJob đã tổng hợp lại một cách ngắn gọn và đầy đủ về nghề phiên dịch viên. Rất mong bài viết của chúng tôi giúp ích được cho bạn.

Bài viết liên quan

KPI là gì? Các tiêu chí và Cách xây dựng KPI hiệu quả
KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp các tổ chức đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc xây dựng và triển khai KPI hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu đúng về KPI và cách áp dụng chúng sao cho hiệu quả.
Trợ giảng tiếng Anh là gì? Cần làm những gì?
Trợ giảng tiếng Anh là một công việc nhận được sự quan tâm và ưa thích từ nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên. Hiện nay, yêu cầu trợ giảng tiếng Anh khá cao và có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, trợ giảng tiếng Anh có mức thu nhập hấp dẫn và nhận được sự công nhận của mọi người.
Cộng tác viên Viết bài là gì? Tìm việc CTV Viết bài ở đâu?
Trong bài viết này, StudentJob sẽ đi vào chi tiết về những khía cạnh của cộng tác viên viết bài, từ định nghĩa, nơi làm việc, các loại hình công việc cách kiếm tiền, và cách tìm kiếm công việc cộng tác viên viết bài ở những trang tuyển dụng uy tín.