Động lực học tập là gì? Duy trì như thế nào?

“Học, học nữa, học mãi”, học là quá trình diễn ra suốt đời. Để thực hiện câu nói trên, bạn cần có nguồn động lực học tập dồi dào cần được duy trì và thường xuyên bồi đắp. Vì vậy hãy cùng StudentJob tìm hiểu Động lực học tập là gì và những cách duy trì động lực học tập nhé.

Mục lục

Động lực học tập là gì?

Động lực học tập là gì?

Động lực học tập là một dạng tâm lý không ngừng thúc đẩy học sinh, sinh viên hoàn thiện bản thân, nỗ lực trong việc trau dồi kiến thức. Đây là một sự kết hợp của mong muốn đạt đến thành công, niềm vui được gợi ra từ học tập và lòng tự trọng cá nhân. 

Muốn có động lực học tập, bạn cần có hứng thú với kiến thức hoặc áp lực từ gia đình, từ bạn bè đồng trang lứa hay những khao khát phát triển bản thân. Nguồn động lực học tập của mỗi người có thể khác nhau và thay đổi theo từng giai đoạn, tình huống. Nhìn chung, nguồn động lực xuất phát từ chính bản thân là nguồn động lực bền vững và hiệu quả nhất. 

Vai trò của động lực học tập đối với sinh viên

Trong quá trình giáo dục và phát triển bản thân, động lực học đóng một vai trò thiết yếu và khó thay thế. Có thể kể đến một số vai trò của động lực học tập như sau:

Hoàn thiện hành vi học tập

Vai trò của động lực học tập đối với sinh viên

Động lực học tập giúp bạn xác định mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng. Nhờ vào đó, người học có được thái độ tích cực ham học hỏi và sự tập trung hoàn thành nhiệm vụ. Động lực học tập hình thành sự sáng tạo, nghiên cứu nhiều cách học và tìm ra cách học phù hợp với bản thân. Hơn thế nữa, nó còn tạo ra quan điểm nghề nghiệp phù hợp, hướng đi tương lai của người học.

Vượt qua khó khăn trong học tập

Bất cứ khi nào phải đối mặt với những hoàn cảnh ngặt nghèo, động lực trở thành nguồn sức mạnh để mỗi người vượt qua gian nan, thử thách. Trong học tập, động lực giúp người học không còn ngại vượt khó, không sợ đối mặt với những vấn đề nan giải. Bởi phía sau khó khăn là thành quả xứng đáng, ước mơ sẽ đạt đến và những cơ hội mới được mở ra. Người học có cơ hội rèn luyện tính kiên nhẫn cùng niềm tin về một tương lai tươi sáng. 

Stephen Hawking, ông hoàng ngành vật lý từng nói "However difficult life may seem, there is always something you can do and succeed at.", tạm dịch "Dù cuộc đời bạn có khó khăn tới đâu, sẽ luôn tồn tại điều mà bạn có thể làm và thành công rực rỡ.". Vậy nên, dù có khó khăn, hãy cố gắng vượt qua để đón chờ những ngày tháng thành công sẽ đến với bạn.

Tăng cường sự tự quản lý

Người học có cơ hội rèn luyện tính tự chủ về thời gian cùng khả năng tự học và các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình… Động lực tăng sự tập trung, không bị những vấn đề khác làm sao nhãng, cản trở tiến trình học tập. Có thể kết luận rằng động lực học tập đóng một vai trò quan trọng đưa bạn đến mục tiêu, đồng thời quyết định thành công và sự phát triển cá nhân. 

Làm thế nào để tạo động lực học tập cho sinh viên

Không phải bất cứ sinh viên nào cũng có sẵn nguồn động lực học tập dồi dào và tinh thần ham học. Đối với một số người, ta cần phải khơi gợi và tạo ra động lực để sinh viên có thể tiếp tục quãng thời gian bốn năm và cuộc hành trình học tập lâu dài. Đây là quá trình phức tạp, khó khăn, cần linh hoạt, ứng biến. Và câu hỏi được đặt ra rằng làm thế nào để tạo động lực cho sinh viên?

Tạo động lực học tập cho bản thân

Làm thế nào để tạo động lực học tập cho sinh viên

Ngay khi còn trên ghế nhà trường, sinh viên nên đặt ra những mục tiêu cá nhân. Bởi trên hành trình tiến tới mục tiêu, học tập đóng vai trò quan trọng tạo nên thành công. Kết nối mục tiêu cá nhân với học tập để từ đó học tập là một trong những bước tiến đến thành công. Đây là một cách làm tốt để gắn kiến thức với thực tế. 

Tạo động lực học tập cho những người khác

Nếu bạn là một giáo viên/giảng viên, để tạo động lực cho những người khác, bạn nên cho phép học sinh, sinh viên tham gia vào quá trình học và làm bài tập theo sự lựa chọn yêu thích, ví dụ như các bài nghiên cứu khoa học, dự án, thảo luận… Những hoạt động này tạo ra sự tự chủ trong các quyết định về cách sinh viên học, làm bài kiểm tra. 

Một cách làm khác là kích thích trí tò mò ham học hỏi của sinh viên, và chỉ ra cho họ thấy rằng chỉ có học tập mới có thể giải đáp những thắc mắc cần được tháo gỡ. Chúng tôi đề xuất cách phổ biến hiện nay là khuyến khích sinh viên làm việc nhóm, tạo không gian chia sẻ và bàn luận các ý tưởng cùng nhau. Cuộc thảo luận bàn về các chủ đề học tập giúp sinh viên trao đổi kiến thức cho nhau và cùng cố gắng tìm ra cách giải quyết vấn đề. 

Bạn có thể sử dụng phương pháp giảng dạy đa dạng và sáng tạo để tạo động lực học tập cho sinh viên. Các công cụ có thể sử dụng như công nghệ, trò chơi, phương tiện truyền thông kết hợp với giáo dục, tạo ra một buổi học thú vị, gây nhiều cảm hứng mới lạ. Tất cả những phương pháp trên có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực, tăng cường động lực học tập và phát triển của sinh viên, để sinh viên có động lực trên con đường chinh phục trí thức. 

Cách duy trì động lực học tập

Động lực học tập cần được duy trì không chỉ ngày một ngày hai mà là cả quá trình lâu dài. Quá trình này đòi hỏi tự lực bản thân quản lý thời gian, quản lý trạng thái cá nhân và những mục tiêu học tập. Học tập là một quá trình dài cần thường xuyên tiếp lửa và giữ sức duy trì. Một số cách nhằm duy trì động lực học tập có thể kể đến như sau: 

Đặt mục tiêu rõ ràng

Đặt mục tiêu rõ ràng để duy trì động lực học tập

Bạn học vì mục đích gì? Điểm số, danh hiệu, nhận chứng chỉ hay để hoàn thiện bản thân… Những mục đích này là cách để ngọn lửa học tập của bạn được tiếp tục thắp sáng. Bạn có thể chia mục tiêu thành các bước nhỏ hơn, mỗi khi đạt được một thành tựu nhỏ có thể để bạn lấy làm động lực cho giai đoạn sau. 

Thông thường, mọi người có xu hướng đặt kỳ vọng cao hơn so với kết quả có thể đạt được. Vì vậy đừng buồn vì mục tiêu chưa thể đạt được. Thay vì chỉ chăm chú vào kết quả sau cùng, bạn có thể ghi lại thành quả mình đạt được trong từng giai đoạn để thấy được sự tiến bộ. 

Kiểm soát thời gian học tập

Sự thật là rất khó để nhồi nhét nhiều kiến thức trong một khoảng thời gian ngắn. Khi lượng kiến thức quá tải, người học có thể rơi vào trạng thái chán nản, kiệt sức. Cách duy nhất là tạo một lịch học linh hoạt với bản thân. Trong đó, nghỉ ngơi đầy đủ đảm bảo bộ não có thể hoạt động năng suất, lúc học tập có thể tập trung tối đa, giảm stress, căng thẳng, áp lực. Cách làm này đảm bảo thời gian giải trí và học được cân bằng. Sinh viên không nên nghỉ ngơi xả láng hoặc học dồn ép trong khoảng thời gian gấp rút. 

Lựa chọn phương pháp học tập

Lựa chọn phương pháp học tập

Lựa chọn nội dung và phương pháp học tập phù hợp với sở thích và khả năng tiếp thu cá nhân có thể duy trì động lực cho sinh viên. Kết hợp học tập và sở thích giúp làm tăng hứng thú và thúc đẩy mong muốn tìm hiểu thêm kiến thức. Chẳng hạn, nếu bạn là người khó tập trung để học thì phương pháp Pomodoro rất phù hợp với bạn.

Trên thực tế, những thành công nhỏ cũng cho thấy hiệu quả học tập, một cách thức nhằm duy trì động lực. Vì vậy không ngừng cố gắng và công nhận sự tiến bộ của bản thân là điều nên làm đối với bất cứ ai. 

Thực hiện phương thức học tập đa dạng 

Kết hợp nhiều phương thức khác nhau tạo nên không khí học tập mới mẻ. Bạn có thể tìm kiếm và tham gia cộng đồng cùng giúp đỡ nhau học tập. Được tiếp xúc trong môi trường là tập hợp của nhiều người có cùng đam mê sẽ tạo ra không khí lý tưởng để phát triển bản thân. 

Nếu cảm thấy cần thiết, đừng ngại đặt ra câu hỏi và nhận sự hỗ trợ từ người khác. Việc kết nối với nhiều giáo viên, bạn học hơn có thể giúp cộng đồng chia sẻ, hỗ trợ nhau. Điều đó sẽ giúp bạn mở rộng góc nhìn và tạo động lực, học tập từ nhiều người tài giỏi, có kinh nghiệm sâu sắc trong lĩnh vực chuyên môn. 

Ngoài ra việc đọc sách, viết lách, trao đổi nhóm, thực hành… là những phương thức đa dạng bạn có thể áp dụng. Các phương pháp trên có thể áp dụng theo độ phù hợp với từng loại kiến thức, ví dụ như hoá học cần thí nghiệm, y học cần thực hành…

Giữ lửa ham học

Ngọn lửa ham học bắt nguồn từ việc theo đuổi những vấn đề mới gợi lên hứng thú muốn khám phá, mở rộng vấn đề. Chúng tôi gợi ý rằng bạn có thể đọc sách và khám phá kiến thức mở rộng, tìm kiếm các thông tin mới có liên quan đến học tập để quá trình luôn thú vị. 

Bạn có thể giữ lửa ham học bằng cách tự thưởng bản thân sau một nỗ lực, như vừa nhận được một số điểm cao, đạt được một mục tiêu nhỏ, một cách tự tạo ra niềm vui trong quá trình học Việc duy trì động lực học tập đòi hỏi linh hoạt và kiên trì nhằm tạo ra tinh thần tích cực và hứng thú trong học tập. Vì vậy, nếu bạn đang rơi vào trạng thái chán nản, đừng ngại tìm kiếm lại cảm hứng học hành bằng những phương pháp trên. 

Những câu nói hay tạo động lực học tập

Những câu nói hay tạo động lực học tập

Các câu nói về động lực học tập có thể gây ra ấn tượng sâu sắc và khơi gợi năng lực ẩn sâu trong con người. Chúng có thể trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho người mong muốn học tập nhưng chưa tìm thấy nguồn năng lượng thúc đẩy. Sau đây là một số câu nói hay có thể trở thành động lực học tập bên trong bạn:

  • Học không phải là công việc dễ dàng, nhưng việc học giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
  • Sự hiểu biết không bao giờ lẽ ra là một gánh nặng. Nó là một chiếc chìa khóa mở cánh cửa của tri thức và sự thành công.
  • Hãy học như bạn sẽ sống mãi mãi; sống như bạn sẽ chết ngày mai.
  • Không có người học trò nào hoàn hảo, chỉ có người học trò kiên trì.
  • Kiến thức không bao giờ lạc hậu. Đó là sức mạnh bạn mang theo suốt cuộc đời.
  • Học tập không phải là công việc dễ dàng, nhưng không học là một cuộc phiêu lưu không chấp nhận được.
  • Sức mạnh của kiến thức là không thể cưỡng lại.
  • Mỗi quyết định học tập là một bước chân tiến xa hơn vào thế giới tri thức.
  • Học tập không chỉ là chuỗi ngày, mà là hành trình vươn ra tìm kiếm sự hiểu biết và sáng tạo.
  • Đôi khi, đơn giản chỉ là bắt đầu. Bạn không cần phải biết tất cả trước khi bắt đầu, nhưng bạn phải bắt đầu để biết tất cả.

Kết luận

Không phải ai cũng có một nguồn động lực dồi dào trên con đường học tập, và không phải ai đều có thể kiên trì đến cùng. Mong rằng những chia sẻ trên về động lực học tập của StudentJob có thể đem đến cho bạn những thông tin hữu ích để áp dụng cho cuộc sống. Chúc bạn học tập thành công!

Bài viết liên quan

100 câu nói tạo động lực từ những người thành công
"Thành công không phải là đích đến cuối cùng, mà là một hành trình." - Nelson Mandela. Câu nói này của vị tổng thống vĩ đại đã trở thành một trong những câu nói truyền cảm hứng nhất mọi thời đại. Câu nói đã thắp lên ngọn lửa mơ ước của nhiều thế hệ.
Work-life balance là gì? Cuộc sống cần có sự cân bằng
Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, khái niệm work-life balance (cân bằng giữa công việc và cuộc sống) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Kỹ năng mềm là gì? Cách rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm
Trong xã hội hiện đại, bên cạnh kiến thức chuyên môn và trình độ kỹ thuật, kỹ năng mềm đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng để thành công trong công việc và cuộc sống. Kỹ năng mềm không chỉ giúp cá nhân phát triển các mối quan hệ xã hội tốt hơn mà còn tạo điều kiện cho sự hợp tác hiệu quả, giải quyết xung đột, và nâng cao khả năng lãnh đạo.