Xây dựng kế hoạch học tập "Work Smarter Not Harder"

Để thành công trong công cuộc học tập, bạn cần phải linh hoạt trong việc xây dựng những kế hoạch học tập phù hợp. Những kế hoạch học tập Đại học sẽ khác với những kế hoạch học tập ở trung học. Vậy kế hoạch học tập Work Smarter, Not Harder được xây dựng như thế nào? Cùng StudentJob tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục

Work Smarter, Not Harder là gì?

Work Smarter, Not Harder dịch sang tiếng Việt cơ bản sẽ là "Làm việc thông minh hơn, không phải làm chăm chỉ hơn"

Ý nghĩa của câu này tức thay vì dành nhiều thời gian và năng lượng để làm việc hay học tập một cách cực nhọc và không đem lại được kết quả gì, chúng ta nên tìm cách tiếp cận vấn đề một cách thông minh và tối ưu hóa cách làm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Từ đây, khi bạn xây dựng phương pháp hoặc kế hoạch học tập Work Smarter, Not Harder, năng suất và hiệu quả học tập sẽ tăng gấp nhiều lần cũng như tiết kiệm một khoản thời gian không hề nhỏ cho những công việc và mục tiêu khác.

Work Smarter, Not Harder là gì? 

Xây dựng kế hoạch học tập Work Smarter, Not Harder.

Kế hoạch học tập Work Smarter, Not Harder mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích trong quá trình tiếp nhận kiến thức, xây dựng kỹ năngphát triển năng lực bản thân qua những cách sau.

1. Đặt mục tiêu cụ thể cho bản thân.

Việc đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu hành trình xây dựng kế hoạch học tập "Work Smater, Not Harder" đó là đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể.

Cho dù bạn là sinh viên đại học, học sinh trung học hay đang chuẩn bị cho kỳ thi thì việc đặt ra mục tiêu giống như xác định được trước điểm đến để tìm đường đi nhanh hơn. Hãy cố gắng đặt một số mục tiêu rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được sau mỗi buổi học. Ví dụ: hôm nay làm xong bao nhiêu đề, học thuộc bao nhiêu phần, nhớ được bao nhiêu từ mới, v.v.

Bạn nên viết rõ những mục tiêu của mình. Mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu, bạn càng có cơ hội đạt được chúng. Bạn có thể dùng bất cứ thứ gì để viết ra những mục tiêu. Bạn nên cố gắng viết xuống những mục tiêu của mình, vì bạn sẽ có khả năng đạt được chúng cao hơn.

2. Xây dựng lịch học cá nhân.

Để giúp cho kết quả học tập thêm phần hiệu quả theo xu hướng Work Smarter, Not Harder, bạn nên xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập hiệu quả vì nó giúp cho bạn tạo ra một thói quen học tập và quản lý thời gian tốt hơn.

Cuộc sống của sinh viên đa phần bạn sẽ bị cuốn theo khá nhiều hoạt động khác nhau. Bạn càng xây dựng một kế hoạch học tập cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ càng có thể sát sao với việc học tập của mình bấy nhiêu.

Từ đó, cho dù bạn có đi làm thêm hay tham gia câu lạc bộ, kết quả học tập của bạn cũng vẫn được duy trì, năng suất làm việc của bạn cũng không hề bị thay đổi. 

work smarter, not harder: Xây dựng lịch học cá nhân

3. Thay đổi không gian học tập.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy không gian và môi trường ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập. Vì vậy, bạn hãy tìm cho mình những vị trí phù hợp tạo cho bản thân cảm giác thoải mái và thư giãn nhất để có thể gạt bỏ hết những suy nghĩ xung quanh và chú tâm vào việc học.

Work Smarter, Not Harder! Vì thế, nếu như góc học tập tại nhà của bạn đã quá nhàm chán, bạn không còn cảm thấy tập trung khi ngồi trên bàn học của mình, hãy thử thay đổi không gian trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể đến thư viện, thử tại một vài quán cà phê hoặc một vị trí nào đó giúp bạn thay đổi không khí và lấy lại cảm hứng tinh thần học tập.

Nếu không, bạn cũng có thể tự cải tạo góc học tập của mình tại nhà theo Công thái học, giúp bạn luôn có cảm giác thoải mái khi học và việc học của bạn cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

4. Tự kiểm tra lại kiến thức.

Một cách học tập hiệu quả đó là hãy thường xuyên nhắc lại những kiến thức bạn đã học thay vì học thật nhiều và để đó. Việc học nhắc lại rất quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ về lâu dài và giúp cho bạn nhớ lâu hơn, hiểu rõ hơn và có thể ứng dụng nó tốt hơn.

Đa phần chúng ta khi học sẽ dành rất nhiều giờ đồng hồ để học thuộc những nội dung đã học, nhưng nếu bạn không áp dụng kế hoạch học ôn tập lại theo xu hướng Work Smarter, Not Harder, những kiến thức đó dễ dàng bị lãng quên và việc học trước đó của bạn thành vô nghĩa. Có rất nhiều hình thức giúp bạn nhắc lại những kiến thức đã học.

Trong đó cơ bản và được nhiều người áp dụng phương pháp luyện đề hoặc sử dụng các thẻ học tập cho những kiến thức quan trọng nhất. Việc tự kiểm tra lại kiến thức đã học rất có lợi trong việc phá hiện ra những mảng kiến thức còn thiếu sót và cải thiện chúng.

work smarter, not harder: Tự kiểm tra lại kiến thức

5. Đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi.

Một cách nữa để đảm bảo bạn có một kế hoạch học tập Work Smarter, Not Harder là dành cho việc nghỉ ngơi. Đây là một phương pháp học tập áp dụng nhiều nhất tại các trường học.

Thay vì cố gắng học trong nhiều giờ đồng hồ liên tiếp và khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi và uể oải sau khi kết thúc buổi học. Hãy sử dụng một biện pháp làm việc thông minh hơn bằng cách sắp xếp một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn đan xen.

Việc nghỉ ngơi đều đặn giúp bạn lấy lại được tinh thần cũng như giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi hiện đang có và bắt tay lại với việc học tập tốt hơn. Đặc biệt nếu bạn là sinh viên, việc nghỉ ngơi nắm một phần rất quan trọng giúp bạn cân bằng cuộc sống sinh viên của mình.

Ví dụ, nếu bạn lên kế hoặc dành ra 4 tiếng vào buổi tối để ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, hãy sắp xếp 10 phút nghỉ ngơi sau mỗi 1 tiếng học bài. Việc này giúp bạn cảm thấy bớt đi áp lực và gánh nặng của việc học đè nén sau hàng giờ ngồi học bài chăm chỉ.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn cho mình những hình thức giải trí và nghỉ ngơi phù hợp cũng như không khiến cho bạn bị cuốn theo sự giải trí và quên đi việc ôn luyện còn giang dở. Bạn có thể đi dạo xung quanh sân nhà, tập một vài động tác thể dục cải thiện tư thế và sức khỏe, ăn hoa quả, uống nước, đọc sách, v.v. bất cứ điều gì giúp bạn cảm thấy thoải mái trong khoảng thời gian 10 phút nghỉ ngơi.

6. Tự thưởng cho bản thân mình.

Phần thưởng luôn hấp dẫn và có sức mạnh động viên đối với mọi người. Vì vậy, hãy tự đặt ra những phần thưởng cho bản thân tại mỗi mục tiêu mà bạn hướng đến. Sau đó, cam kết làm việc và học tập chăm chỉ để đạt được những mục tiêu đó. Hãy đảm bảo rằng những phần thưởng bạn chọn là những phần thưởng mà bạn thực sự mong muốn và mơ ước, và xứng đáng sau quá trình làm việc chăm chỉ của bạn.

Phần thưởng có thể là bất cứ điều gì trong khả năng của bạn. Có thể là dành thời gian với bạn bè, xem một tập phim mới của chương trình truyền hình yêu thích, đi mua sắm, thưởng cho mình một bữa ăn nhanh, hoặc thậm chí chỉ đơn giản là được ngủ một giấc sau khi hoàn thành một buổi học. Quan trọng là bạn thưởng cho sự tiến bộ của mình và tự thêm động lực cho bản thân.

Hãy nhớ rằng phần thưởng không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà còn là công cụ để thúc đẩy sự phát triển và đạt được thành công. Bằng cách đặt ra những phần thưởng đáng giá và làm việc chăm chỉ để đạt được chúng, bạn sẽ tạo động lực mạnh mẽ và tăng cường niềm vui trong quá trình học tập và phát triển bản thân.

work smarter, not harder:Tự thưởng cho bản thân mình

7. Tổ chức học theo nhóm.

Học cùng người khác mang lại nhiều lợi ích không chỉ trong việc mở rộng phạm vi kiến thức của bạn, mà còn trong việc phát triển các kỹ năng làm việc nhóm và thói quen mới, tăng cường động lực và sự tương tác, cũng như tăng cường tự tin.

Tham gia vào một nhóm học giúp bạn tiếp cận những quan điểm mới và học hỏi từ những người khác. Bạn có thể khám phá những chiến lược độc đáo mà người khác đã áp dụng thành công và áp dụng chúng cho riêng mình.

Vì vậy, hãy tìm một người bạn học hoặc thậm chí một nhóm bạn học để làm việc cùng nhau phục vụ cho nhu cầu học tập Work Smarter, Not Harder. Bạn có thể tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm, làm việc đồng đội trên các bài tập hoặc kiểm tra. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn và phát triển mối quan hệ học tập tích cực.

8. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân

Chương trình học tập ở Đại học rất căng thẳng dẫn đến việc cân bằng cuộc sống cá nhân và học tập có thể tạo áp lực cho bạn. Vì vậy, việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần đều có ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và khả năng tập trung vào nhiệm vụ học tập của bạn.

Để ưu tiên sức khỏe của mình trong quá trình học, hãy đảm bảo ăn uống cân đối, uống đủ nước, duy trì hoạt động thể chất và có đủ giấc ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm. Việc này giúp bạn nghỉ ngơi đầy đủ và sẵn sàng cho mỗi ngày mới.

Cuộc sống đại học có thể bận rộn, nhưng việc có đủ giấc ngủ mỗi đêm là rất quan trọng nếu bạn muốn đạt được thành công trong học tập. Không thể tránh khỏi căng thẳng trong cuộc sống đại học, vì vậy hãy học cách giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Bạn có thể thực hành cách giảm căng thẳng (stress) như thực hiện các bài tập hít thở, nghe nhạc, tập yoga hoặc đơn giản là nói chuyện với bạn bè hoặc người thân.

Phương pháp học tập Work Smarter, Not Harder sẽ hối thúc bạn dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi sau những công việc đại học sẽ cải thiện kết quả học tập và trạng thái tinh thần của bạn. Hãy nhớ rằng sức khỏe và sự cân bằng trong cuộc sống là quan trọng không kém trong việc đạt được thành công toàn diện trong học tập và cuộc sống cá nhân.

work smarter, not harder: Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân

Lời kết.

Nếu bạn đang gặp phải những khó khăn trong học tập hay nhận thấy việc dành nhiều giờ đồng hồ cho việc học tập mà không đem lại kết quả, hãy tìm hiểu và xây dựng lại cho mình một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi theo mục tiêu Work Smarter, Not Harder. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Năng Lực Số là gì? Những cách phát triển Năng Lực Số
Năng lực số đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Năng lực số không dừng lại ở khả năng sử dụng các công cụ công nghệ, quản lý thông tin, nó còn mở rộng ngay cả các lĩnh vực như giao tiếp và giải quyết vấn đề trong môi trường số. Năng lực số trở thành nền tảng để cá nhân và tổ chức phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.
100 câu nói tạo động lực từ những người thành công
"Thành công không phải là đích đến cuối cùng, mà là một hành trình." - Nelson Mandela. Câu nói này của vị tổng thống vĩ đại đã trở thành một trong những câu nói truyền cảm hứng nhất mọi thời đại. Câu nói đã thắp lên ngọn lửa mơ ước của nhiều thế hệ.
Work-life balance là gì? Cuộc sống cần có sự cân bằng
Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, khái niệm work-life balance (cân bằng giữa công việc và cuộc sống) ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống của mỗi người.